Khám phá bí ẩn kinh tế lớn nhất năm 2023
Điều bất ngờ đang đợi cả thế giới trong năm nay có thể không phải cái gì đó xa lạ bởi suốt nhiều tháng qua, chúng ta thường xuyên nhắc tới nó.
Đến thời điểm này, rượu sâm panh hầu như đã không còn trên các bữa tiệc mừng năm mới. Tuy nhiên, các nhà kinh tế đang sẵn sàng chờ đón những điều bất ngờ của năm 2023. Và không chủ đề nào quan trọng và gây tranh cãi hơn là lạm phát.
Không chỉ là vấn đề địa chính trị, câu hỏi về lạm phát đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết sau khi tăng trưởng bị kéo tụt trong năm ngoái. Các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý tiền tệ cũng liên tiếp đưa ra các phản ứng. Kết quả là một nền kinh tế toàn cầu đang đứng bên bờ vực suy thoái. Ngân hàng Thụy Sĩ UBS dự báo tăng trưởng toàn cầu năm này chỉ là 2,1%, yếu thứ 8 kể từ cuối những năm 1960.
Hiện tại, một lập luận đang rất được ủng hộ chính là lạm phát sẽ xảy ra trong năm 2023 khi mà đà tăng giá của hàng hóa trong năm ngoái kết hợp với tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu. Sau đó, giá năng lượng và lương thực mới có thể giảm xuống. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng sẽ khiến tăng trưởng tiền lương chậm lại.
Có những bằng chứng rải rác ủng hộ lý thuyết này. Lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 12 đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong hơn ¼ thế kỷ. Giá tại các cửa hàng ở Anh đã giảm xuống trong tháng 12, lần đầu tiên giảm sau hơn 1 năm. Lạm phát của cả Pháp và Đức đều chậm hơn so với suy đoán của các nhà kinh tế.
Trên thị trường năng lượng, giá khí đốt tự nhiên đang giảm mạnh sau khi mùa đông bắt đầu nhưng ấm hơn dự kiến. Dầu thô cũng đang giảm giá. Nếu những diễn biến ngày được giữ nguyên, nhiều khả năng lạm phát sẽ không xảy ra theo các mà cả thế giới lo ngại. CPI toàn cầu chạm đỉnh 9,8% trong quý 3 năm 2021 và đang trên đà kết thúc năm 2022 ở mức 5,3% do tăng trưởng chậm lại.
Các nhà phân tích tại JPMorgan Chase & Co. đã ước tính lạm phát sẽ giảm đáng kể trong năm nay. Họ kỳ vọng lạm phát cơ bản ở Mỹ và khu vực đồng euro sẽ thấp hơn nhiều so với lo ngại của các ngân hàng trung ương. Và khi lạm phát chậm hơn dự kiến, chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ nhất trong 40 năm qua cũng sẽ bị đẩy lùi.
Đà tăng lãi suất kỷ lục của các ngân hàng trung ương đã gây ra hậu quả nghiêm trọng với tiêu dùng, bất động sản và niềm tin doanh nghiệp. Thậm chí, nó cũng củng cố quan điểm thế giới đang hướng tới một cuộc suy thoái nặng. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định lạm phát đã đi tới hồi kết. Các ngân hàng trung ương đều chưa cảm thấy an toàn với những nguy cơ họ đang phải đối mặt.
Chẳng hạn như ở Mỹ, trừ khi có một bất ngờ lớn, dữ liệu bảng lương chuẩn bị được công bố vào cuối tuần này dự kiến sẽ chứng minh cho lập luận của FED về việc còn quá sớm để xoay trục chính sách tiền tệ.
Những người hoài nghi cũng cảnh báo về quan điểm cho rằng lạm phát đã kết thúc. Michael Burry, nhà sáng lập Scion Asset Management, nói rằng dù lạm phát đã lên đỉnh nhưng nếu các chính phủ tăng tốc chi tiêu, nó có thể còn lên cao hơn nữa”.
“Mỹ đang suy thoái, dù theo bất cứ định nghĩa nào. Nếu khẳng định lạm phát đạt đỉnh, FED sẽ giảm lãi và chính phủ sẽ kích thích kinh tế. Và chúng ta sẽ có một đợt lạm phát đột biến khác. Chẳng có gì là lạ”, Burry nói.
Tham khảo: Bloombeg
Nhịp sống Thị trường