MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khám phá những thủ thuật “móc ví” khách hàng mỗi dịp khuyến mãi: Bạn cũng có thể trở thành con mồi mà không hề hay biết

27-11-2020 - 11:43 AM | Sống

Những ngày cuối năm là thời điểm vàng cho các chương trình giảm giá. Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết để trở thành một người mua sắm "thông thái".

Bạn đã bao giờ bước vào với mục đích chỉ để mua một tuýp kem đánh răng hoặc vài cuộn khăn giấy và một giờ sau bạn bước ra ngoài với những túi đồ đầy? 

Nếu bạn từng trải qua trường hợp đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân ở đâu. Dưới đây là những thủ thuật của các chủ cửa hàng để bán được nhiều sản phẩm hơn.

1. Miễn phí vận chuyển

Các nhà bán lẻ trực tuyến nổi tiếng với việc sử dụng hình thức giao hàng miễn phí để khiến chúng ta mua nhiều hơn. Theo đó, nhà cung cấp sẽ có ưu đãi giao hàng miễn phí sau khi bạn chi tiêu một số tiền nhất định.

Bạn có thể chỉ cần một món hàng trị giá 20 đô la, nhưng bạn cần đạt mức tối thiểu 50 đô la để được giao hàng miễn phí. Chiến thuật giao hàng miễn phí thúc đẩy bạn mua nhiều hơn để tiết kiệm một vài đô la chi phí vận chuyển.

2. Giảm giá chào mừng

Khám phá những thủ thuật “móc ví” khách hàng mỗi dịp khuyến mãi: Bạn cũng có thể trở thành con mồi mà không hề hay biết - Ảnh 1.

Khi bạn lần đầu tiên truy cập vào một trang web, thường sẽ có một cửa sổ bật lên ngay lập tức để tận dụng ưu đãi hoặc giảm giá một lần. Giảm giá chào mừng này là "thủ đoạn khét tiếng" để khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm và thường liên quan đến một tỷ lệ phần trăm nhất định giảm giá cho đơn đặt hàng của bạn.

Nếu bạn nhận được mã giảm giá 15% cho đơn đặt hàng, điều này vô thức thúc đẩy bạn thêm một vài mặt hàng vào giỏ hàng. Nếu bạn tiếp tục mua những thứ bạn thực sự cần, bạn có thể sẽ tiết kiệm được một khoản nhất định, tuy nhiên nếu bạn mua những thứ đồ chỉ vì sở thích nhất thời thì bạn đã lãng phí không ít.

3. Các mục bổ sung bạn có thể thích

Luôn có một phần với các mục bổ sung hoặc đề xuất được hiển thị cho bạn trong quá trình thanh toán trực tuyến. Đây là nỗ lực "cuối cùng" của các nhà bán lẻ trực tuyến nhằm lôi kéo bạn tiếp tục duyệt qua các sản phẩm của họ. Chúng có mục đích hiển thị các mặt hàng tương tự như các mặt hàng trong giỏ hàng bổ sung cho các mặt hàng của bạn hoặc có liên quan chặt chẽ với nhau để khuyến khích bạn xem lại. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần xác định rõ thứ mình thực sự cần và chỉ nên mua nó khi bạn đã suy nghĩ kỹ càng.

4. Những thứ cần thiết thường ở phía sau cửa hàng

Hãy thử nghĩ về những thứ bạn cần. Chúng nằm ở đâu trong cửa hàng? Thường những vật dụng thiết yếu sẽ được đặt tại những gian hàng cuối cùng. Trong khi đến gian hàng đó, bạn đã lướt qua rất nhiều quẩy sản phẩm khác và đột nhiên, có những thứ xuất hiện trong giỏ hàng mà bạn không bao giờ định mua, nhưng chúng đã "chọn bạn" khi bạn đi ngang qua.

Khám phá những thủ thuật “móc ví” khách hàng mỗi dịp khuyến mãi: Bạn cũng có thể trở thành con mồi mà không hề hay biết - Ảnh 2.

Ví dụ: hai nhà bán lẻ lớn, Target và Walmart, sử dụng "giới hạn cuối" đặc biệt để giới thiệu các giao dịch hoặc giảm giá đặc biệt. Các sản phẩm sẽ được đặt ở cuối mỗi hàng, hướng về phía lối đi chính. Khi bạn đi bộ đến điểm đến dự định của mình, bạn thường sẽ đi bộ khoảng hơn mười gian hàng với các mặt hàng giảm giá.

5. Xe đẩy ở phía trước cửa hàng

Tất nhiên, các cửa hàng tạp hóa cần có xe đẩy. Hầu hết mọi người có thể sử dụng một chiếc giỏ cầm tay, nhưng vì những chiếc xe đẩy là thứ đầu tiên bạn nhìn thấy, đó là thứ bạn sẽ lấy và lấp đầy. Điều này dẫn đến việc chi tiêu nhiều hơn dự định. Ngoài ra, một số cửa hàng thậm chí còn có xe đẩy lớn hơn bình thường, điều này sẽ tạo ra nhiều không gian hơn để tiêu nhiều tiền hơn.

6. Vật phẩm khuyến mại ngang tầm mắt

Các mặt hàng lành mạnh, đang được giảm giá hoặc lợi nhuận thấp, thường cao hơn hoặc thấp hơn tầm mắt. Đó không phải là những gì các nhà bán lẻ muốn bạn nhìn thấy, vì vậy họ bắt bạn phải vươn tay hoặc cúi xuống để tìm.

Thay vào đó, họ muốn bạn mua những gì thu hút sự chú ý của bạn. Những thứ họ đặt ngang tầm mắt là những mặt hàng giúp họ kiếm được nhiều tiền nhất — những thứ bạn có thể không định mua, nhưng dù sao thì chúng cũng đã có mặt trong giỏ hàng của bạn.

7. Chương trình khuyến mãi

Bạn nhận ra nhãn hàng mình thích có đợt giảm giá, và bạn quyết định phải tranh thủ cơ hội này. Các cửa hàng bán lẻ biết điều này, họ không chỉ bán hàng giảm giá X phần trăm mà còn có rất nhiều chương trình giảm giá khác.

Khám phá những thủ thuật “móc ví” khách hàng mỗi dịp khuyến mãi: Bạn cũng có thể trở thành con mồi mà không hề hay biết - Ảnh 3.

Ví dụ: Chương trình giảm giá "Mua một tặng một" hoặc "Đồng giá" sẽ thúc đẩy bạn mua nhiều hơn. Bạn sẽ nghĩ: "Nếu nó miễn phí, tại sao không lấy, đúng không?". Bạn có thể thậm chí không nhìn vào giá cả hoặc những gì bạn sẽ chi tiêu hoặc tiết kiệm nếu bạn chỉ mua một cái. Thông thường, bạn chi nhiều tiền hơn khi tận dụng các đợt bán hàng này .

8. Các chương trình khách hàng thân thiết

Bạn có khả năng đến cửa hàng nào nhất — cửa hàng không có thẻ khách hàng thân thiết hay cửa hàng có thẻ? Thẻ khách hàng thân thiết đó làm cho bạn cảm thấy mình như một vị khách VIP.

Bạn có thể sẽ chi tiêu quá mức tại các cửa hàng mà bạn có thẻ khách hàng thân thiết vì trong khi mua sắm, bạn nghĩ, "Mình được giảm giá 5%", vì vậy bạn có thể chi tiêu vào thứ này hoặc mua sản phẩm này mà mình không cần..

9. Trưng bày sản phẩm ngay lối vào

Khám phá những thủ thuật “móc ví” khách hàng mỗi dịp khuyến mãi: Bạn cũng có thể trở thành con mồi mà không hề hay biết - Ảnh 4.

Các cửa hàng bán lẻ biết rằng bạn có nhiều khả năng sẽ lấy những món đồ không cần thiết vào giỏ hàng ngay khi bạn bước vào, vì vậy họ đặt hàng trưng bày ngay trước mặt. Nếu họ đặt chúng về phía sau khi bạn có một giỏ hàng đầy đủ, nhiều khả năng bạn sẽ suy nghĩ kỹ về việc mua hàng. Tuy nhiên, khi bạn vừa bước vào và chưa mua bất cứ thứ gì, thì rất có khả năng bạn sẽ "tiện tay" lấy một thứ gì đó ở lối vào.

Hãy tỉnh táo khi mua sắm, đặc biệt là trong kỳ nghỉ lễ, lập danh sách đồ cần mua và cân nhắc thật kỹ. Đừng mua sắm khi bạn đang mệt mỏi hoặc xúc động. Quản lý ngân sách và tuân thủ quy tắc 48 giờ. Nếu bạn thấy thứ gì đó không có trong danh sách mà bạn muốn, hãy bỏ qua trong 48 giờ. Nếu bạn vẫn muốn nó sau đó, thì bạn có thể mua. Bằng cách này, bạn sẽ lên kế hoạch cho việc mua sắm thay vì chi tiêu bừa bãi và mắc nợ.

Nguồn: Best life online

Thùy Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên