Khan hiếm nghiêm trọng thông dịch viên tiếng Việt tại Nhật Bản
Trong tháng 7, Osaka International House Foundation – trung tâm hỗ trợ đa ngôn ngữ tại Nhật Bản, đã nhận được 799 câu hỏi tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe và việc làm từ người dân Việt Nam, tăng gần 3 lần so với tháng 2. Trong số đó bao gồm 124 câu hỏi bằng tiếng Việt, đứng thứ 3 về số lượng sau tiếng Trung và tiếng Anh. Vào tháng 7 năm 2019, khi dịch vụ mới mở ra, chỉ có 3 câu hỏi bằng tiếng Việt. Số lượng câu hỏi bằng tiếng Việt tăng cao khiến cho tình trạng thông dịch viên bằng tiếng Việt thiếu trầm trọng.
- 12-12-2020Thương nhân online “tung chiêu” né thuế
- 12-12-2020Đủ năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu thì sao?
Cô Phan Bích Chi, một nhân viên 30 tuổi đang làm việc tại Osaka International House Foundation đã làm việc không ngừng nghỉ kể từ khi dịch Covid xuất hiện, có những ngày thông dịch viên Việt – Nhật phải nhận các cuộc gọi đến liên tục. Cô Phan Bích Chi chia sẻ: "Chúng tôi trở nên cực kỳ bận rộn kể từ mùa xuân năm nay, có thời gian tôi liên tục nhận được điện thoại trong cả ngày làm việc".
Tình trạng thiếu hụt thông dịch viên tiếng Việt đã khiến cho những người Việt tại Nhật Bản gặp phải khó khăn trong việc tiếp nhận đầy đủ các dịch vụ từ chính phủ và từ những tổ chức khác. Nguyên nhân là do sự gia tăng lao động Việt Nam tại Nhật Bản - hệ quả từ việc thúc đẩy của chính phủ Nhật Bản trong việc thu hút nguồn nhân lực nước ngoài để bù đắp cho sự thiếu hụt nhân lực trong nước.
Osaka International House Foundation có liên kết với văn phòng thành phố Osaka, họ đã gửi thông dịch viên người nước ngoài hoặc giới thiệu nhân sự đến làm việc tại các văn phòng chính phủ. Từ khi Covid – 19 lan rộng, tổ chức này thường xuyên nhận được các câu hỏi về chăm sóc sức khỏe và việc làm từ người dân Việt Nam. Chỉ trong tháng 7, tổ chức đã nhận được 799 câu hỏi, tăng gần 3 lần so với tháng 2. Trong số đó bao gồm 124 câu hỏi bằng tiếng Việt, đứng thứ 3 về số lượng sau tiếng Trung và tiếng Anh. Vào tháng 7 năm 2019, khi dịch vụ mới mở ra, chỉ có 3 câu hỏi bằng tiếng Việt.
Trung tâm Thông tin Đa ngôn ngữ (MIC) Kanagawa - Tổ chức phi lợi nhuận tại Yokohama, tỉnh Kanagawa, cũng đã cử các thông dịch viên nước ngoài đến các bệnh viện trong tỉnh. Vào tháng 3, trước khi dịch vụ bị tạm ngừng do ảnh hưởng của Covid - 19, tổ chức đã tiếp nhận 45 yêu cầu tìm kiếm thông dịch viên tiếng Việt. Và họ chỉ có thể đáp ứng được 12 yêu cầu. Do số lượng thông dịch viên tiếng Việt có hạn, một nhân viên đã nói rằng: "Chúng tôi không có cách nào khác ngoài việc từ chối những yêu cầu tìm kiếm thông dịch viên tiếng Việt, ngay cả hiện tại".
Theo số liệu cuối tháng 6/2020 của Bộ Tư pháp Nhật Bản có tổng cộng 420.415 người Việt sống tại Nhật Bản, tăng 2% so với cuối năm ngoái và gấp 3,4 lần so với 5 năm trước. Số lượng chiếm khoảng 14.6% người dân nước ngoài tại Nhật Bản, tăng 8,8% so với 5 năm trước và chiếm tỷ lệ cao thứ 3, sau người Trung Quốc và Hàn Quốc.
Năm 2019, chính phủ Nhật Bản đã cấp một loại thị thực mới để chấp nhận những "người lao động có trình độ nhất định" trong 14 lĩnh vực đang thiếu hụt nhân lực trầm trọng như: Điều dưỡng, Nông nghiệp hay Xây dựng. Kể từ đó, hàng nghìn lao động đến từ Việt Nam, Indonesia và các quốc gia châu Á khác đã tìm đến Nhật Bản làm việc. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 rất nhiều người Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản gặp khó khăn khi trở về nước. Trong khi đó số lượng thông dịch viên tiếng Việt hạn chế, bởi rất ít người có thể thông thạo đồng thời tiếng Việt và tiếng Nhật. Nguồn tài chính công eo hẹp, khiến chính quyền địa phương hạn chế thuê thông dịch viên làm việc chính thức. Những trường hợp ngoại lệ là các địa phương có nhiều lao động nước ngoài như văn phòng thị trấn Oizumi ở tỉnh Gumma và chính quyền thành phố Yao ở tỉnh Osaka.
Makiko Mizuno, một giáo sư tại Đại học Kinjo Gakuin, một người chuyên về các dịch vụ thông dịch cho người dân nước ngoài nói: "Chính quyền địa phương phải phụ thuộc vào những tình nguyện viên đến từ các tổ chức liên kết hoặc là các tổ chức phi lợi nhuận".
Tình trạng thiếu thông dịch viên khiến cho những lao động, người nước ngoài sinh sống tại Nhật lo lắng, họ ngần ngại khi đến các cơ quan Dịch vụ nhập cư hoặc cơ quan Cảnh sát vì tiếng Nhật của họ không tốt.
"Thông dịch viên không chỉ cần khả năng ngôn ngữ lưu loát mà còn phải hiểu biết về các thuật ngữ chuyên môn và kỹ năng ghi chú tốt. Các tình nguyện viên thiếu các yếu tố này, do đó có thể họ sẽ dịch sai. Để cung cấp dịch vụ phù hợp cho người nước ngoài, chính phủ nên đào tạo thông dịch viên chất lượng cao, thông qua việc thiết lập hệ thống trình độ quốc gia và tìm kiếm việc làm cho họ với mức thu nhập phù hợp", Minoru Naito – Phó giáo sư tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo cho biết.
Ghi nhận tình trạng thiếu hụt thông dịch viên trong các tổ chức dịch vụ hành chính và công cộng khác, Mizuno của Đại học Kinjo Gakuin cho biết: "Chính phủ chưa có chiến lược bài bản trong chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài đến làm việc. Dù chào đón người lao động nước ngoài, nhưng chính quyền trung ương lại phụ thuộc vào chính quyền địa phương, trong việc giúp lao động nước ngoài hòa nhập vào cộng đồng".
Các quốc gia có tỷ lệ người nhập cư lớn đã thiết lập các cơ chế để giảm thiểu rào cản ngôn ngữ và đưa ra các hỗ trợ hợp lý. Ví dụ, tại Úc có nhiều thông dịch viên luôn thường trực và sẵn sàng giải đáp cả ngày lẫn đêm để người nhập cư có thể tiếp cận được các dịch vụ của chính phủ. Úc cũng cung cấp các chương trình giáo dục tiếng Anh để giúp người nhập cư tự bước trên đôi chân của chính mình. Ở Mỹ và Anh cũng hệ thống thông dịch viên cho người nhập cư.
Theo Mizuno: "Số lượng người Nepal và Myanmar cũng đang tăng lên tại Nhật Bản. Việc cải thiện, tăng cường thông dịch viên cho người nhập cư sẽ giảm thiểu sự cô lập với xã hội của họ và góp phần vào sự hồi sinh các cộng động địa phương". Hiện nay, các dịch vụ tư vấn trực tuyến vẫn đang thực hiện được trong điều kiện khu vực không có thông dịch viên, do đó dịch vụ tư vấn trực tuyến sẽ tiếp tục tăng cao.