MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khẳng định từ chuyên gia: Mì ăn liền không khó tiêu!

27-11-2020 - 12:25 PM | Sống

Rất mê những tô mì ăn liền thơm ngon, tiện dụng, chua chua cay cay hấp dẫn, nhưng nhiều người vẫn ngần ngại trước lời đồn thổi: Mì ăn liền khó tiêu, trú ngụ lâu trong dạ dày nên dễ gây ảnh hưởng hệ...

Tuy nhiên, theo khẳng định của các chuyên gia, món ăn này được tiêu hóa bình thường như những thực phẩm khác trong cơ thể chúng ta.

Thực hư chuyện mì ăn liền "khó tiêu"

Để "giải oan" cho tin đồn mì ăn liền khó tiêu, trước tiên, cần hiểu rõ quá trình tiêu hóa của một loại thực phẩm bất kỳ trong cơ thể. TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam cho biết, quá trình tiêu hóa của thực phẩm bao gồm các giai đoạn: ăn vào, nhào trộn, phân giải, hấp thụ, và cuối cùng là thải ra. Tương ứng với các giai đoạn này, thực phẩm sẽ có một "chuyến du lịch" đi từ miệng, đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già,… cho đến khi thải ra ngoài.

 Khẳng định từ chuyên gia: Mì ăn liền không khó tiêu! - Ảnh 1.

Quá trình tiêu hoá diễn ra với nhiều giai đoạn và mất đến từ 2-5 ngày.

Quá trình tiêu hóa trên mất tổng cộng 2-5 ngày, trong đó thời gian thực phẩm di chuyển qua dạ dày mất khoảng 2-5 tiếng, di chuyển qua ruột non mất 2-6 tiếng, ở lại ruột già 10-59 tiếng.

Khi chúng ta ăn mì ăn liền, một phần tinh bột có trong sợi mì sẽ được tiêu hóa ngay tại khoang miệng, sau đó chuyển xuống dạ dày và được lưu giữ khoảng 3-4 giờ để thực hiện quá trình tiêu hóa tiếp theo. Và theo cơ chế tiêu hóa này, việc mì ăn liền tồn tại đến 2 giờ, thậm chí 3-4 giờ để tiêu hóa trong dạ dày là điều hoàn toàn bình thường. Khoảng thời gian này cũng không phải là quá dài so với nhiều loại thực phẩm khác. Đặc biệt, mì ăn liền còn có thời gian tiêu hóa nhanh hơn so với cả thịt và cá.

TS. BS Trương Hồng Sơn cũng cho biết thêm, nên nhìn nhận mối liên hệ giữa mì ăn liền với trình trạng khó tiêu của cơ thể chúng ta một cách toàn diện, khách quan. Có rất nhiều nguyên nhân gây khó tiêu như yếu tố bệnh lý, sử dụng thuốc, tới lối sống thiếu khoa học…Còn nếu xét khía cạnh dinh dưỡng thì chỉ khi chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, không hợp lý mới gây ra tình trạng khó tiêu, ví dụ như thường xuyên không ăn rau xanh, trái cây dẫn đến thiếu chất xơ. Như vậy, có thể nói thực phẩm nói chung và mì ăn liền nói riêng không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiêu mà dân gian thường gọi là "đầy bụng".

Lí giải thắc mắc chất béo và chất bảo quản trong mì gây khó tiêu

Liên quan tới câu chuyện mì ăn liền khó tiêu, nhiều người lại cho rằng nguyên nhân xuất phát từ thành phần chất béo và chất bảo quản có trong thực phẩm này. Phân tích sâu hơn về luồng ý kiến này, TS. BS Trương Hồng Sơn đã có những lí giải như sau:

Trước hết, một số người cho rằng chất béo trong mì ăn liền gây khó tiêu có thể xuất phát từ việc phân giải chất béo trong cơ thể mất nhiều thời gian nhất. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhìn nhận và đánh giá khách quan khi lượng chất béo có trong mì ăn liền loại thông dụng (75g) chỉ ở khoảng 10-13g tương đương với lượng chất béo có trong một bát bún cá hay một suất bún chả ăn hàng ngày. Lượng chất béo này chỉ chiếm 16 - 17% so với nhu cầu chất béo cần trong 1 ngày . Vì thế chưa đủ cơ sở để có thể khẳng định được rằng mì ăn liền do chứa nhiều chất béo nên gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu.

Xét tiếp đến khía cạnh các chất bảo quản có trong mì ăn liền, TS. BS Trương Hồng Sơn cho biết: hạn sử dụng của mì ăn liền thường rơi vào khoảng 5-6 tháng nên người dùng thường nghĩ mì ăn liền sử dụng nhiều chất bảo quản. Thế nhưng, thực tế mì ăn liền áp dụng phương pháp làm khô sản phẩm, bằng cách chiên hoặc sấy để làm giảm độ ẩm trong vắt mì xuống mức thấp nhất, giúp sản phẩm bảo quản được lâu dài. Thế nên, việc cho rằng mì ăn liền chứa nhiều chất bảo quản gây đầy bụng là chưa chính xác.

Bên cạnh đó, TS. BS Trương Hồng Sơn cho rằng, chúng ta không cần thiết lúc nào cũng phải lo sợ khi nhắc tới chất phụ gia hay chất bảo quản. Bởi vì chất phụ gia phù hợp có thể được xem như một thành phần trong thực phẩm, an toàn với người sử dụng. Hiện nay các các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền đều áp dụng nghiêm ngặt những quy định của Bô Y tế về danh mục cho phép của các loại phụ gia trong sản xuất thực phẩm.

 Khẳng định từ chuyên gia: Mì ăn liền không khó tiêu! - Ảnh 3.

Hệ tiêu hoá cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thói quen sống tích cực

TS. BS Trương Hồng Sơn cũng cho biết thêm, đối với mì ăn liền do thành phần chủ yếu là tinh bột nên khi sử dụng hãy kết hợp với những thực phẩm khác như rau, tôm, thịt để cân bằng dinh dưỡng. Cùng với đó hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý, thay đổi thói quen sống theo hướng tích cực hơn, có ít nhất 30 phút mỗi ngày hoạt động thể lực, từ bỏ các thói quen không tốt như hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia, loại bỏ các stress tinh thần. Đó mới là cách để khó tiêu không còn là vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn.


Theo Thinga

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên