“Khẩu đức” quyết định vận mệnh: Người thông minh không nói 10 câu này để tránh “khẩu nghiệp”
Cổ nhân từng nói: “Miệng có thể thốt ra đa được những lời ngọc ngà, đẹp đẽ, nhưng cũng có thể thốt ra được lời độc địa”. Tu dưỡng “khẩu đức” chính là đem lại vận may cho mình. Khẩu đức quyết định vận mệnh, vận mệnh tốt con đường bước đi mới bằng phẳng, đạt được nhiều thành tựu.
- 14-08-2017Câu "thần chú” giúp sếp giỏi khiến mọi nhân viên tâm phục khẩu phục
- 07-07-20177 thứ khẩu nghiệp và 4 loại người cần tránh, đừng để rước hoạ vào thân
- 18-04-2017Khẩu nghiệp và bài học từ Đức Phật: Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người
Nói mà không biết suy nghĩ, lời nói độc địa thốt ra, vừa hại mình lại hại người, chắc chắn vận khí sẽ ngày càng xấu đi, điều không may sẽ ập tới. Hãy học cách loại bỏ những thói quen nói xấu, tu dưỡng, tích lũy những thói quen tốt để vận mệnh của bạn tốt đẹp hơn. Đây là 10 kiểu lời nói con người không nên sử dụng để tránh khẩu nghiệp.
Nói nhiều
Người xưa có câu: “Họa từ miệng mà ra, phúc cũng từ miệng mà ra”. Khi không cần thiết thì không nên nói quá nhiều.
Một lần, học trò của Mặc Tử hỏi ngài: “Thưa thầy, nói nhiều có lợi không?”. Mặc Tử liền nói: “Con xem, cóc, nhái kêu suốt cả ngày lẫn đêm, kêu đến nỗi khô miệng mỏi lưỡi, nhưng liệu có ai để tâm đến tiếng kêu của chúng không? Hãy nhìn gà trống kia, từ sáng sớm chỉ cất tiếng gáy có đôi lần nhưng “chấn động thiên hạ”, mọi người đều thức dậy và làm việc. Vậy nên nói nhiều thì có ích lợi gì? Chỉ có lời nói phù hợp với hoàn cảnh mới có tác dụng”.
Mặc Tử dạy chúng ta không nên nhiều lời, người biết ăn nói là người biết dựa vào hoàn cảnh thực tế phù hợp mà nói ra những điều phù hợp.
Lời nói dễ dãi
Lời nói không thể nói ra một cách dễ dãi, nếu nói rồi mà muốn thay đổi thì thà không nói còn hơn. Hứa hẹn không thể tùy tiện đáp ứng, nếu nói ra mà không giữ lời thì tốt nhất đừng hứa hẹn.
Gặp chuyện đừng tùy tiện phát ngôn, điều đó dễ mang đến cho bạn những phiền phức, cũng đừng dễ dàng nhận lời hay hứa hẹn với người khác, vì nếu không đáp ứng được sẽ mất chữ tín.
Lời nói ngông cuồng
Đừng nên không biết trên dưới, nói năng hồ đồ bởi nó sẽ khiến bạn phải hối hận. Sợn Âm tiên sinh thời Thanh từng nói: “Làm người khi hành sự đừng nên ngông cuồng, phúc họa là do mình tự chịu”. Ngông cuồng hay khiêm tốn đều có liên quan trực tiếp đến họa – phúc của một người. Lời nói có ảnh hưởng trực tiếp đến đối phương trong cuộc đối thoại, vì vậy đừng phát ngôn ngông cuồng bởi nó dễ gây chú ý, rất dễ gây sự căm ghét, phẫn nộ, dễ gây họa lớn.
Lời nói thẳng thừng, phũ phàng
Không nên nói thẳng, phũ phàng mà không nghĩ đến hậu quả, nếu không tự bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả. Nói trực tiếp, nói thẳng nhưng cũng nên nhẹ nhàng, mềm mỏng một chút để thể hiện sự tôn trọng người khác. Trong cuộc đối thoại, hãy đặt sự tự tôn của người khác lên hàng đầu.
Lời đoạn tuyệt
Lời nói cần hàm súc, đừng nói mà không chừa đường lui cho mình. Biết hết cũng không cần nói hết, như vậy vừa cho người khác cơ hội thể hiện, cũng vừa tích chút khẩu đức cho bản thân. Phê bình người khác không cần nặng nề quá, khắt khe quá, cần khoan dung, độ lượng, như thế cũng chính là để lại đường lui và tích khẩu đức cho mình.
Buôn chuyện, tiết lộ bí mật
“Thiên cơ không thể tiết lộ”, bí mật của người khác đừng nên nói ra. Cổ nhân có câu: “Sự dĩ mật thành, ngôn dĩ lậu bại” (Việc thành hay không là do giữ bí mật, tiết lộ ra ngoài sẽ gây thất bại”. Những chuyện của người khác, tuyệt đối đừng đem ra bàn tán, tiết lộ. Đây là vấn đề về nhân phẩm và nguyên tắc làm người, dễ gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là họa sát thân.
Lời nói độc địa
“Đao cắt dễ lành, ác ngôn khó phai”. Đừng nói những lời độc địa, ác độc làm tổn thương người khác. Lời nói giết chết con tim, lời độc địa nói ra ảnh hưởng đến người khác còn đau đớn hơn vạn lần vết thương thể xác.
Lời tự mãn, tự cao tự đại
Lão Tử nói: “Tự phạt giả vô công, tự căng giả bất trưởng” (Người tự mình khoe khoang trái lại không được khen thưởng gì, người tự đề cao bản thân sẽ không có tiền đồ). Người nói lời kiêu căng, không phải kiêu ngạo thì là vô tri, dù là như thế nào thì cũng ảnh hưởng đến sự trưởng thành của chính mình, khiến cho người khác ghét bỏ, bị cô lập.
Vì thế Học giả Thần Hàm Quang (cuối nhà Minh đầu nhà Thanh) nói: “Tự khiêm tắc nhân dũ phục, tự khoa tắc nhân tất nghi” (Khiêm tốn khiến người khác phải nể phục, tự khen mình người khiến người khác nghi ngờ). Lời nói không nên quá tự mãn, tự cho mình là đúng. Tự kiêu, tự khen là biểu hiện của kẻ thiếu giáo dục.
Lời nói bịa đặt
Bịa đặt chính là những lời chê bai, ghen tị với người khác, nói xấu người khác gây li gián, nghi ngờ. Người xưa cho rằng kẻ hay nói lời bịa đặt chính là kẻ tiểu nhân.
Triết học gia Vương Sung thời Đông Hán từng nói: “Sàm ngôn thương thiện, thanh dăng ô bạch” (Không nên nói xấu sau lưng người khác bởi nó sẽ sẽ khiến thiên hạ không yên).
Lời nói tức giận, phẫn nộ
Khi tức giận, tốt nhất đừng nên nói gì cả, vì lời lẽ thốt ra lúc này thường không được suy nghĩ kỹ càng, nghĩ gì nói nấy, dễ gây mất lòng, làm tổn thương người khác và chính bản thân mình.