‘Khẩu vị’ của nhà đầu tư sẽ thay đổi trong giai đoạn bình thường mới?
Đợt sóng mà PGT tạo ra trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây đã cho thấy phần nào những thay đổi trong xu hướng đầu tư, trước thềm bình thường mới.
Khi nền kinh tế bước sang giai đoạn mới, các nhà đầu tư luôn cần trang bị những thông tin về triển vọng ngành kinh tế, bắt kịp hướng chảy của dòng tiền để lập kế hoạch đầu tư hợp lý.
Nhiều chuyên gia cho rằng, sẽ có những xu hướng đầu tư mới song song với việc "khẩu vị" của các nhà đầu tư bắt đầu thay đổi khi các rào chắn giãn cách được gỡ bỏ. Cổ phiếu Penny có xu hướng lên ngôi, các ngành "miễn nhiễm" với dịch bệnh được quan tâm đặc biệt, bên cạnh đó, năng lực của lãnh đạo đến từ nước ngoài sau các thương vụ M&A cũng là điều mà các nhà đầu tư chú ý đến.
Cổ phiếu Penny lên ngôi
Trong các phiên giao dịch của tháng 9, thị trường chứng khoán có dấu hiệu đi ngang với chỉ số VN-Index trong tháng chỉ tăng hơn 1% lên mức 1,350 điểm. Dòng tiền có xu hướng rút dần khỏi nhóm VN30 cũng khiến nhiều chuyên gia dự đoán "thời" của cổ phiếu Penny sẽ vẫn tiếp tục diễn ra. Việc các cổ phiếu Penny liên tục "tím trần" lại tạo nên sự sôi động hiếm thấy trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn này.
Cổ phiếu Penny được các nhà đầu tư săn đón
Thực tế cho thấy, cổ phiếu Penny nếu được đầu tư đúng cách có thể đem đến cho các nhà đầu tư cơ hội để "nhân vài lần" số vốn đầu tư. Tuy nhiên, lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn. Các nhà đầu tư vẫn cần chú ý đến các yếu tố nội tại để "chọn mặt gửi vàng" một cách hợp lý.
Các ngành "miễn nhiễm", thậm chí "hưởng lợi" nhờ đại dịch được quan tâm
Dịch bệnh bùng phát khiến đa số ngành kinh tế bị tổn thương nghiêm trọng và cần nhiều thời gian để lấy lại đà tăng trưởng trong giai đoạn bình thường mới sắp tới. Bên cạnh đó, vẫn có một số lĩnh vực ngành nghề được cho là "miễn nhiễm", thậm chí phát triển tốt hơn trong giai đoạn này. Công nghệ, tài chính, lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và đặc biệt là M&A đang là những ngành "hot" và được kỳ vọng sẽ là "đầu tàu" kéo nền kinh tế.
Triển vọng của doanh nghiệp sau M&A và được điều hành bởi các nhà đầu tư nước ngoài uy tín
Đối với nhà đầu tư, thông tin về M&A và những thay đổi trong ban lãnh đạo luôn là chất xúc tác giúp đẩy giá cổ phiếu hoặc là dấu hiệu để tìm kiếm một cổ phiếu tiềm năng. Việc "thay máu đổi chủ" với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài uy tín, có năng lực quản trị cao vào các công ty nhỏ ở Việt Nam sẽ mang đến triển vọng mới cho các doanh nghiệp này.
Đơn cử như trường hợp của Công ty CP PGT Holdings (HNX: PGT), một trong số ít các doanh nghiệp hội tụ đầy đủ cả 3 xu hướng kể trên. Từ đầu năm 2021 tới nay, PGT từ một cổ phiếu Penny với mức giá "trà đá" đã liên tục tạo sóng và gây chú ý trên thị trường chứng khoán.
PGT Holdings có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex thành lập trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Hiện vốn điều lệ của công ty là hơn 92 tỷ đồng sau 2 lần tăng vốn.
Từ năm 2015, sau sự thoái vốn của Petrolimex, các nhà đầu tư Nhật Bản đã tham gia vào bộ máy lãnh đạo của công ty, chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực M&A. Ông Kakazu Shogo - Tổng Giám đốc PGT Holdings là người có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán tại Nhật Bản và gần 11 năm hoạt động trong lĩnh vực M&A tại Việt Nam.
Trong năm 2021, PGT Holdings thực hiện chính sách "thay da đổi thịt" với hàng loạt cuộc cải cách kinh doanh lớn, đây cũng là điều mà ban lãnh đạo công ty dùng để giải thích cho những chuyển biến tích cực của cổ phiếu PGT trong thời gian gần đây. Khai pháo cho cuộc cải cách này là việc nâng tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài lên 85%. Đồng thời, với hoạt động kinh doanh cốt lõi là M&A, PGT Holdings đưa ra kế hoạch và tầm nhìn của công ty về việc "Đưa nền tảng M&A hàng đầu Việt Nam vươn ra thế giới"
PGT là một trong những mã cổ phiếu tiềm năng mà các nhà đầu tư không nên bỏ lỡ. Ảnh: Internet.
Đối với hoạt động trong nước, công ty con của PGT Holdings là Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn nhân lực, tiếp thị kỹ thuật số (Marketing Digital ) và công nghệ (technology). Song song đó, Vĩnh Đại Phát sẽ hoàn tất thu mua công ty Mỹ phẩm - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021.
Tại Myanmar, một công ty con khác là Công ty TNHH BMF Microfinance đang lên kế hoạch thực hiện cho vay tài chính như cho vay bằng điện thoại thông minh, để có thể mở rộng phạm vi cho vay trên toàn Thành phố Yangon khi đất nước này bình thường hoá trở lại.
Tại Nhật, Công ty Cổ phần PGT JP đang được tái cơ cấu với vai trò là nơi tiếp nhận cũng như chuyển giao các dịch vụ cho các đối tác Nhật. Cũng như là nơi có thể hỗ trợ người Việt Nam sang làm việc và du học.
Có thể thấy, hầu hết các ngành nghề mà PGT Holdings đang đẩy mạnh đầu tư, phát triển đều thuộc nhóm ngành "hot", có dư địa tăng trưởng lớn và "miễn nhiễm" bởi tác động của dịch bệnh. Bên cạnh đó, sự đón đầu xu hướng tài chính số, quốc tế hoá của dàn lãnh đạo tài năng cũng khiến PGT trở thành một trong những mã cổ phiếu tiềm năng mà các nhà đầu tư không nên bỏ lỡ.