Khi 30 tuổi tôi nhận ra có những điều là chân lý ở tuổi 20 nhưng đến nay chẳng còn ý nghĩa gì: Tình người nhạt nhoà cũng là bình thường thôi!
Bước vào ngưỡng tuổi 30 với những trải nghiệm thanh xuân cả vui cả buồn tôi mới nhận ra, cuộc sống luôn đổi thay, bạn không chỉ cần học thêm mà còn cần thay đổi linh hoạt liên tục.
- 10-03-2019Không thể cân bằng cuộc sống và công việc: Làm thế nào để tỉnh táo nếu bạn cảm thấy muốn phát điên với cuộc sống?
- 08-03-2019Chân lý cuộc sống: Đời người chính là dùng 10% để nỗ lực còn lại những 90% dành cho vội vã, lo lắng vô ích
Thời gian chính là người thầy cho chúng ta nhiều bài học nhất. Ở ngưỡng tuổi 20, chúng ta có thể nghĩ rằng mình biết tất cả, từ chính trị, văn hóa, thể thao…
Nhưng rồi bạn sẽ sớm nhận ra tuổi trẻ hào phóng đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống. Càng hiểu nhiều về cuộc sống bạn càng nhận ra rằng không ai trong chúng ta thực sự biết nhiều hơn phần nổi của tảng băng chìm. Không chỉ học thêm mà có những điều bạn sẽ phải thay đổi cả suy nghĩ.
Thay đổi suy nghĩ hay quan điểm về một điều nào đó không có nghĩa là trước đây bạn đã sai. Nó chỉ đơn thuần là hoàn cảnh thay đổi, sự kiện thay đổi. Sẽ có những điều bạn từng coi trọng thì đến bây giờ lại trở nên vô cùng bình thường. Hay những việc chưa bao giờ bạn nghĩ tới thì sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Ở tuổi 30, bạn sẽ đối diện với nhiều sự thay đổi trong suy nghĩ so với tuổi 20...
1. Tình bạn trở nên nhạt nhòa là một điều bình thường
Ai cũng có cho mình những người bạn thân, những người bạn chí cốt. Đó có thể là người bạn quen từ thời mẫu giáo hay những ngày đi học. Những người đồng nghiệp mà bạn rất thân thiết.
Khoảng thời điểm 20 tuổi là thời gian vàng để thiết lập và củng cố các mối quan hệ, dù là với bạn bè, đồng nghiệp, đồng nghiệp từ các công ty khác, bạn bè của bạn bè… Sẽ có lúc những mối quan hệ đó rất thân thiết, tưởng chừng như sẽ có thể gắn bó lâu dài vì nền tảng chung.
Nhưng rồi, dần sang đến tuổi 30, bạn sẽ nhận ra sự nhạt nhòa ngày càng rõ ràng. Nếu bỗng nhiên cảm thấy chỉ có mình cố gắng hết sức để bồi đắp mối quan hệ hoặc đôi bên không còn quá thiết tha gặp gỡ nhau, thì hãy chấp nhận thực tế là chúng ta sẽ không còn có thể gắn bó như xưa. Ngồi xuống và cùng nhau kể về những chuyện đã cũ thì có thể nhưng đừng kiên quyết duy trì một mối quan hệ đã thôi thắm thiết.
2. Xung đột là điều tự nhiên, hãy cứ để nó xảy ra
Dù xu hướng của bạn là người thích tranh luận hay người ưa chuộng hòa bình thì xung đột vẫn là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Tránh né xung đột chỉ là cách tạm thời, vấn đề vẫn ở đó và nó sẽ chờ đợi “thời cơ” để bùng phát hơn nữa.
Đối diện với những tranh luận, phản pháo là cách để nhìn thẳng vào vấn đề đang tồn tại giữa hai người. Nhưng cần chú ý thái độ khi xung đột sẽ giúp bạn giải quyết nó hay chỉ làm rạn nứt những mối quan hệ. Hãy luôn bình tĩnh tranh luận cũng như không đả kích, không tấn công, bất kể người đối diện bạn là ai.
3. Không thể một mình làm tất cả mọi thứ, đôi khi cần biết đặt thứ nào quan trọng lên trước
Tuổi trẻ là tuổi còn rất nhiều nhiệt huyết, vì thế chúng ta có thể sẵn sàng làm mọi việc. Một ngày có thể không có thời gian nghỉ cho riêng mình mà chỉ tập trung xoay quanh công việc, gia đình, bạn bè và những đối tác. Khi đi du lịch đến một thành phố mới, bạn sẽ đi bằng được 10 địa điểm được nhiều người tới nhất thay vì dành vài tiếng thong thả bên một tách cà phê và nhìn ngắm thành phố lên đèn.
Ở tuổi 20, bạn có thể thấy đó là cách tận hưởng và tận dụng tuổi trẻ. Nhưng khi bước sang tuổi 30, bạn sẽ phải chấp nhận ưu tiên một vài thứ thay vì ôm đồm tất cả mọi thứ.
4. Gia đình là trên hết
Tất nhiên, đi chơi với bạn bè thì sẽ vui hơn là đi cùng bố mẹ hay họ hàng. Mọi chuyện chắc chắn sẽ thay đổi khi bạn có gia đình và trở thành bố mẹ.
Khi các thế hệ trong cùng một gia đình đều được đóng vai trò như nhau thì sự gắn kết và thấu hiểu nhau sẽ tự nhiên hơn, chúng ta có xu hướng dựa vào nhau nhiều hơn. Có gia đình cũng có nghĩa là ít thời gian dành cho bạn bè hơn. Không cần biết tương lai về sau như thế nào nhưng tuổi 30 chắc chắn là độ tuổi của gia đình.
5. Chất lượng quan trọng hơn số lượng, dù là nói về bất kỳ điều gì
Khi còn trẻ, bạn có thể hào hứng trả tiền cho một két bia vì nó quá rẻ nhưng khi đã có nhiều trải nghiệm hơn, thì thà rằng đổi số đó bằng nửa két nhưng đắt hơn và ngon hơn.
Bạn cũng sẽ có xu hướng tận hưởng một buổi tối thong thả bên cạnh những người bạn cũ hơn là vội vã, cuồng nhiệt trong một buổi hẹn với 10 người bạn lạ hoắc nào đó.
Tất nhiên, có một phần nguyên nhân vì hoàn cảnh cuộc sống nên chúng ta phải sử dụng thời gian hiệu quả hơn. Và vì bắt đầu có tài chính nên chúng ta cũng không phải nhìn mọi thứ chỉ bằng giá cả nữa. Nhưng hầu hết đều là vì bạn đã nhận ra cái gì cũng có giá trị của nó.
BI