Khi bác sĩ trở thành 'người sáng tạo game' vô cùng hữu ích cho cộng đồng chống dich Corona
Với thông điệp “SỐNG là cho đi, SỐNG đâu chỉ nhận cho riêng mình”, các bác sĩ đã tạo nên những cầu nối đầy tính nhân văn tới cộng đồng.
- 11-02-2020Cuộc sống cách ly bên trong bệnh viện cabin di động ở Vũ Hán: Thư giãn với nhảy aerobic do y tá hướng dẫn, bình thản đọc sách trên giường bệnh
- 11-02-2020Chuyện chưa kể về gia đình người phụ nữ Việt bị từ chối lên chiếc du thuyền định mệnh có 136 người nhiễm nCoV: "May mắn này có lẽ phải 10 năm cộng lại!"
- 11-02-2020Tưởng chỉ cần sát trùng tay sau khi bấm thang máy nhưng đây mới là những ổ vi khuẩn nguy hiểm mà dân công sở thường bỏ qua
Trong cuộc chiến kiểm soát dịch Corona thì các bác sĩ chính là những người đứng ở tuyến đầu. Họ đang miệt mài và xả thân ở các bệnh viện nơi có bệnh nhân điều trị, cách ly, để giành giật mạng sống cho từng bệnh nhân.
Bên cạnh đó, còn có một nơi cũng "khốc liệt" không kém - đó là mạng xã hội. Với lượng thông tin khổng lồ về dịch bệnh, những tin giả, tin đồn đã khiến cuộc sống của hàng triệu người dân bình thường (không mắc bệnh) nhiều lúc bị đảo lộn bởi tâm lý hoang mang, sợ hãi.
Hơn ai hết, các bác sĩ hiểu được rằng những thông tin sai lệch, hay thậm chí phản khoa học lúc này cũng chính là một kẻ thù đáng sợ không kém gì virus Corona. Chúng sẽ khiến cho nhiều người không may đọc phải, tin theo, rồi gặp sai lầm trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh.
Nói vậy để thấy, sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ uy tín trên mạng xã hội Lotus có ý nghĩa thiệt thực như thế nào.
Những trang tin uy tín của bác sĩ bạn nên đọc
Chỉ cần cài đặt ứng dụng Lotus, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy trang "VIRUS CORONA" của bác sĩ Trần Quốc Khánh (Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức). Trong những ngày qua, cộng đồng người dùng Lotus hẳn không thể quên bài viết của BS Khánh: "Đại dịch virus Corona - Lời giải đáp cho những hoang mang vô hình!"
Những chia sẻ hữu ích của BS. Trần Quốc Khánh.
Đọc xong bài viết này, không ai còn thấy "sợ" con virus Corona nữa, nhưng cũng không coi thường nó - thay vào đó là một thái độ và ứng xử đúng mực cho bản thân. Hay như thông qua các bài viết "Đi học, đi làm lại sau Tết, bác sĩ lưu ý 12 điểm để hạn chế lây nhiễm virus Corona", "Bác sĩ chỉ ra 8 lỗi sai phổ biến với bàn tay làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus Corona", người dùng sẽ nhận được lời khuyên tin cậy đến từng chi tiết.
Không chỉ chia sẻ những thông tin chuyên môn bổ ích, BS Trần Quốc Khánh còn tạo ra các cầu nối đầy tính nhân văn tới cộng đồng, như bài viết: "CẦU NỐI giúp đỡ nhau trong mùa dịch!". Với thông điệp “SỐNG là cho đi, SỐNG đâu chỉ nhận cho riêng mình”, bác sĩ Khánh đã giúp kết nối những người cần mua khẩu trang & dung dịch sát khuẩn và những cá nhân - tập thể kinh doanh hay đang sở hữu những vật dung kia.
"Xin hãy tạo điều kiện tối đa để mọi người có thể sở hữu được những vật dụng dự phòng đó một cách thuận lợi với giá cả hợp lý nhất. Kinh doanh ai cũng mong muốn có lợi nhuận, nhưng khi chúng ta bỏ qua hết cả những vấn đề đạo đức-nhân văn thì đó là một điều vô cùng đáng tiếc".
Cũng trên mạng xã hội Lotus, bạn sẽ dễ dàng thấy một trang có tên là DrCorona - là của BS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, BS Cường thường xuyên chia sẻ những thông tin mới nhất từ Bộ Y tế như: Các biện pháp giảm nguy cơ mắc chủng virus corona mới của Bộ Y tế, hay Các kỹ năng ứng phó với dịch bệnh (cách đeo khẩu trang đúng cách).
BS. Đỗ Duy Cường hoạt động tích cực trên MXH Lotus.
Chưa hết, có thể kể đến những hoạt động tích cực của BS Nguyễn Kiên Cường - Chủ nhiệm Khoa Vệ sinh Quân đội, Viện Y học dự phòng Quân đội; hay BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM. Chính BS Khanh là người khẳng định virus Corona không lây từ mẹ sang con, giúp các bà mẹ có được những kiến thức đúng đắn và giảm đi cảm giác lo lắng không cần thiết. Hay như BS Trương Hoàng Hưng từ Texas Tech University, Texas, Mỹ cũng góp tiếng nói để cộng đồng trên Lotus được yên tâm: Virus Vũ Hán có dễ lây lan ở Việt Nam hay không?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ trên MXH Lotus.
Và đặc biệt hơn cả là, một hệ thống trắc nghiệm đã được xây nên nhờ tinh thần trách nhiệm và uy tín của các bác sĩ!
Đó chính là hệ thống 11 bộ hỏi - đáp (bấm vào đây) ở trên Cổng thông tin về Virus Corona của mạng xã hội Lotus, nằm trong chiến dịch Lá chắn Virus Corona do Công ty VCCorp phát triển.
Ban đầu, hệ thống hỏi - đáp này vốn chỉ gồm một số tình huống VCCorp đặt ra từ nhu cầu bức thiết phòng dịch cho hơn 2000 nhân viên, đem đi hỏi bác sĩ tư vấn. Nhưng nhận thấy nhu cầu được hỏi - đáp chuyên môn cũng là nhu cầu chung của xã hội, với phương châm "giúp người cũng là giúp mình", VCCorp đã mở rộng thành một chiến dịch cộng đồng toàn diện.
Nhận thấy chiến dịch Lá chắn Virus Corona vô cùng mạnh mẽ và thiết thực cho cộng đồng, các chuyên gia, bác sĩ Đỗ Duy Cường, Nguyễn Trung Cấp, Trương Hữu Khanh, Nguyễn Hồng Vũ, Nguyễn Kiên Cường cũng đã nhận lời đồng hành, tư vấn và kiểm soát chuyên môn cho hệ thống trắc nghiệm nêu trên.
Bạn có thể thử "chơi" ngay 2 bộ hỏi đáp về đeo khẩu trang đúng cách và rửa tay đúng cách dưới đây để thấy nó giống như một game trắc nghiệm vô cùng thú vị, đơn giản mà hữu ích, sát sườn với mình như thế nào!
Ngoài 2 bộ trên, khi tải apps Lotus bạn sẽ được làm thêm những bộ trắc nghiệm khác do các bác sĩ bảo đảm về mặt chuyên môn, cụ thể:
Bộ câu hỏi: Làm gì khi tiếp xúc với nguy cơ? - Trang bị cho bạn biết có những nguy cơ gì gây nhiễm virus corona, cần làm gì khi tiếp xúc với các nguy cơ đó.
Bộ câu hỏi: Bạn đã hiểu đúng về Corona? - Cẩm nang từ a đến z về virus corona, giúp bạn hiểu đúng để bình tĩnh, không sợ hãi và biết ứng phó đúng.
Bộ câu hỏi: Thói quen cần biết - Chỉ dẫn những thói quen tốt trong cuộc sống thường ngày cho bạn để bảo vệ mình trong mùa dịch.
Bộ câu hỏi: Cần làm gì khi nghi ngờ nhiễm Corona? - Ứng phó đúng và tỉnh táo trong tình huống khẩn cấp, giảm nguy cơ cho cả mình và người thân.
Bộ câu hỏi: Những thắc mắc cho dân văn phòng - Dành riêng cho dân văn phòng để tự phòng ngừa cho mình và đồng nghiệp trong môi trường làm việc đông người.
Bộ câu hỏi: Những thắc mắc cho Mẹ bầu/có con nhỏ - Những điều nhất định cần biết để giữ an toàn cho cả mẹ và con.
Bộ câu hỏi: Học sinh, sinh viên cần nhớ trong sinh hoạt tập thể - Phổ biến kiến thức cho nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng chủ quan.
Bộ câu hỏi: Người đến/trở về từ Trung Quốc cần lưu ý gì? - Giúp bạn cách tự bảo vệ bản thân, người thân, tránh lây nhiễm virus corona.
Bộ câu hỏi: Nhầm lẫn về Virus Corona - Cung cấp kiến thức đúng và đủ cho mọi người, tránh những hiểu nhầm tai hại về virus corona gây ảnh hưởng cho sức khoẻ, cuộc sống.
Như vậy, có thể nói chính những "chiến binh áo blouse trắng" đã trở thành "người sáng tạo game" vô cùng hữu ích cho cộng đồng để chung tay chống dịch virus Corona!
Trí Thức Trẻ