Khi cả thế giới rục rịch tăng lãi, Trung Quốc vừa giảm lãi suất - lần đầu kể từ khi đại dịch đạt đỉnh
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cho biết nước này vừa giảm lãi suất cho vay với các khoản vay có kỳ hạn một năm.
- 20-12-2021Khai thác "kho báu" khổng lồ: Người Trung Quốc đến với 2 bàn tay trắng, về thành tỷ phú
- 19-12-2021Bóng đá trở thành cơn ác mộng nợ nần của cầu thủ Trung Quốc: Từng mạnh hơn cả các đội bóng châu Âu, giờ kiệt quệ vì gần nửa năm không được trả lương
- 19-12-2021The Economist: Nền kinh tế Trung Quốc đặc biệt dễ tổn thương trước sự lây lan của Omicron
- 18-12-2021"Trà trộn" vào tầng lớp thượng lưu, cô gái trẻ Trung Quốc hưởng thụ đãi ngộ của VIP mà không tốn một đồng
Trong lần đầu tiên giảm lãi suất kể từ khi đại dịch Covid-19 đạt đỉnh hồi tháng 4/2020, Trung Quốc đã hạ lãi suất cho vay cơ bản (LPR) thời hạn 1 năm giảm từ 3,85% xuống 3,8%. Lãi suất cho vay kỳ hạn 5 năm không đổi là 4,65%.
Lần cuối cùng PBoC cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản với cả các khoản vay kỳ hạn 1 năm và 5 năm là tháng 4/2020. Động thái lần này của Bắc Kinh được cho là sẽ có tác động tới nền kinh tế. LPR ảnh hưởng đến lãi suất cho vay đối với các khoản vay của doanh nghiệp và hộ gia đình.
Tuần trước PBoC cũng đã cắt giảm lượng tiền mặt dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, giúp tiền được bơm thêm ra nền kinh tế. Đây là lần thứ 2 Trung Quốc giảm tỷ lệ tiền mặt dự trữ bắt buộc của các ngân hàng.
Động thái của Bắc Kinh diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã rục rịch tăng lãi suất. Trong cuộc họp tháng 12, Ủy ban Thị trường mở Liên bang của Mỹ đã cho biết FED có thể tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022. Ngay sau đó, Ngân hàng Trung ương Anh đã bất ngờ thông báo việc tăng lãi suất nhằm đối phó lạm phát.