Khi cha mẹ già đi, hãy ngừng làm 3 việc ngay lập tức: Nhiều người đã rất tiếc vì không còn cơ hội
Thời gian trôi qua, chúng ta trưởng thành hơn thì cha mẹ cũng không ngừng già đi. Đến một độ tuổi nhất định, hãy ngừng làm 3 điều sau đây với cha mẹ.
- 28-01-2024Thành tích "chuẩn con nhà nòi" của quý tử nhà Hoa khôi Thể thao Thu Hương: Nói tiếng Anh như gió, 2 lần Quán quân thi khởi nghiệp
- 27-01-2024Từ nay đến Tết, thường ăn loại hạt này giúp giảm cân tự nhiên, giảm đường huyết hiệu quả: Ra chợ Việt hỏi là có ngay
- 25-01-2024Nữ ca sĩ đeo trang sức trị giá gần nửa tỷ lên nhận giải thưởng Làn sóng xanh 2023 gây sốt
Khi con người sống trên thế giới này cần phải liên tục điều chỉnh mối quan hệ của mình với người khác. Thời gian trôi qua, chúng ta trưởng thành hơn và tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn. Khi đó, mối quan hệ với cha mẹ cũng đòi hỏi chúng ta phải không ngừng điều chỉnh, thay đổi.
Khi còn nhỏ, chúng ta kính trọng và vâng lời cha mẹ, tuy nhiên, khi bắt đầu tự lập kiếm tiền, chúng ta dần hình thành quan điểm riêng. Rồi đến lúc cha mẹ già đi, tính khí của họ cũng có thể thay đổi, điều này đòi hỏi chúng ta phải thích nghi, đồng thời thay đổi bản thân sao cho phù hợp.
Khi thời gian bên cha mẹ đã không còn nhiều, hãy ngừng làm ba điều sau đây với họ ngay lập tức, nếu không bạn có thể sẽ hối hận.
01. Thờ ơ với cuộc sống của cha mẹ
Trên thực tế, hầu hết các bậc cha mẹ đều không mong đợi con cái báo hiếu quá nhiều về vật chất. Điều mà họ thực sự cần là lòng quan tâm, yêu thương của con cái. Một số người lạnh lùng như băng khi đối mặt với cha mẹ nhưng lại đầu tư nhiều thời gian và sức lực vào đời sống xã hội của chính mình. Hành vi này thực chất là thiếu tôn trọng cha mẹ.
Có một cặp vợ chồng già nọ, trong nhà chỉ có duy nhất một người con trai gần 30 tuổi, nhưng chỉ mải mê làm việc mà thờ ơ với cuộc sống của họ. Khi đôi vợ chồng già đau ốm hay mệt mỏi, họ tự đưa nhau đến bệnh viện khám sức khỏe và tự chăm sóc bản thân, chứ không nhờ vả gì ở con trai. Thậm chí, người con này còn không nắm rõ tình trạng sức khỏe của cha mẹ mình.
Sống trên đời này phải có lòng nhân ái và lương tâm. Cha mẹ đã tử tế chăm sóc chúng ta suốt quãng thời thơ ấu và trưởng thành thì đương nhiên, chúng ta cũng phải báo đáp bằng sự quan tâm chân thành. Đừng để bản thân trở thành người vô tâm, vô tình và quá lạnh nhạt trong mắt cha mẹ.
Ảnh minh họa: Internet
02. Sự vâng lời mù quáng
Trên thực tế, sau khi kết hôn và lập gia đình riêng, nhiều con cái vẫn duy trì một cuộc sống gắn bó mật thiết với bố mẹ. Ví dụ, họ vẫn cần cha mẹ chăm cháu, nhờ cha mẹ hỗ trợ về tài chính, hoặc có thể cần lắng nghe ý kiến của cha mẹ về một số vấn đề.
Dù ở trong trường hợp này, chúng ta phải hiểu rằng, không thể vâng lời cha mẹ một cách mù quáng mà nên tiến hành từ góc độ khách quan và hợp lý. Vì cha mẹ cũng là con người, không phải lúc nào cũng đúng và hoàn hảo.
Mọi việc đều cần nhìn nhận từ 2 phía, không ngừng điều chỉnh và thay đổi lẫn nhau thì mối quan hệ mới có thể lâu dài. Nếu chỉ nghe lời một phía, đưa ra những đánh giá thiếu khách quan thì sẽ dẫn tới nhiều mâu thuẫn không đáng có.
03. Đừng quá "nuông chiều" họ
Bà Vương có một người con trai đã kết hôn. Đôi vợ chồng trẻ mua nhà ở khá gần nhà bà Vương để tiện chăm sóc cho người mẹ lớn tuổi của mình. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, việc chăm nom này dần trở nên "biến chất" khi bà Vương gần như không làm bất cứ việc nhà nào. Mỗi khi ở nhà có chuyện vặt vãnh, bà đều không ngần ngại gọi điện cho con trai, yêu cầu con trai hoặc con dâu về nhà giải quyết. Đôi khi, một trong hai người phải hy sinh thời gian của mình, xin nghỉ ở công ty để vội vàng về nhà xử lý yêu cầu của mẹ, cho dù là những chuyện nhỏ nhặt, đáng lẽ bà có thể tự xử lý được.
Tất nhiên chúng ta phải kính trọng và phụng dưỡng cha mẹ già, đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của chúng ta. Nhưng để hòa hợp với nhau không hề đơn giản, bởi bản chất con người rất phức tạp và nhiều mặt. Đôi khi, hoàn cảnh khiến cho người ta hiểu rằng, mối quan hệ giữa người với người luôn có một mức độ. Khi hành vi của một phía vượt quá mức độ đó, cán cân sẽ lập tức đánh mất sự cân bằng, khiến mâu thuẫn xảy ra.
Ảnh minh họa: Internet
Trong một số gia đình, có những bậc cha mẹ yêu cầu con cái chu cấp vật chất quá nhiều. Họ có thể đưa ra nhiều yêu cầu quá mức đối với con cái, nếu con cái quá "nuông chiều", cha mẹ nói gì cũng đồng ý thì tình hình tài chính của họ sẽ gặp khó khăn, thậm chí có thể trở nên túng thiếu và không thể sống tự lập.
Ngược lại, cũng có những bậc cha mẹ quá bận tâm tới hoàn cảnh tài chính của con cái, thường tiết kiệm chi tiêu quá mức. Dù có ốm đau, bệnh tật, họ cũng giấu đi, không muốn khám chữa vì lo bản thân sẽ trở thành gánh nặng cho con. Mỗi khi con cái đề cập tới vấn đề sức khỏe, họ đều không muốn nghe theo. Như vậy, về lâu dài, vấn đề nhỏ cũng thành vấn đề lớn, bệnh nhẹ cũng thành bệnh nặng.
Lời kết
Chỉ khi quản lý tốt các mối quan hệ trong gia đình, chúng ta mới có thể xử lý các mối quan hệ khác ở ngoài xã hội. Khi đã trưởng thành, hãy học cách mở rộng tầm nhìn, hiểu sâu sắc hơn về bản chất con người và yêu thương, chăm sóc cha mẹ một cách phù hợp. Thay vì mù quáng tuân theo mọi yêu cầu, đây mới là cách thể hiện sự tôn trọng cha mẹ và là trách nhiệm với chính mình.
*Nguồn: Sohu