Khi chán nản, mệt mỏi, hãy làm mọi thứ theo một cách khác, công việc không “khó nhằn” như bạn nghĩ
Có thể bạn nghĩ rằng công việc hiện tại quá nhàm chán hoặc khủng khiếp, ông chủ khó tính, những vấn đề khó xử lý khiến bạn căng thẳng... Đó không phải vấn đề của riêng bạn. Hầu hết người trưởng thành đều từng trải qua những điều tương tự.
- 06-05-2017Ai cũng sợ stress nhưng CEO tập đoàn XO khẳng định: Căng thẳng nhẹ rất có ích cho công việc
- 05-05-2017Từng mệt mỏi, chán nản và... buồn nôn vì công việc chăm sóc người khuyết tật, tôi không thể ngờ mình nhận được nhiều bài học đến thế!
- 28-04-201799% chúng ta đang mắc phải 7 thói quen xấu gây căng thẳng, lo lắng và giảm năng suất công việc này
- 27-04-2017Chê công việc tài chính ngân hàng nhàm chán, chàng trai này quyết từ bỏ sau 5 năm và rút ra bài học đắt giá khi nộp đơn xin việc mới
- 27-04-2017Nguyên tắc "20 lỗ" của Warren Buffett: Đơn giản cuộc sống đồng thời tối đa hóa hiệu quả công việc
Một nghiên cứu cho thấy, 50,4% người trưởng thành từng cảm thấy chán nản, bế tắc với công việc của họ. Nếu bạn không thuộc 49,6% những người biết cách tận hưởng công việc còn lại, bạn có thể áp dụng những bí quyết dưới đây để tháo gỡ các vấn đề của mình:
1. Ngừng tìm kiếm sự hoàn hảo
Bạn bè khoe khoang về công việc mơ ước, sếp tâm lý, nơi làm việc hoàn hảo trên mạng xã hội khiến bạn ghen tỵ và thêm chán chường việc hiện tại. Thực tế, thái độ của bạn sẽ quyết định sự hài lòng trong công việc. Không ai có một hoàn cảnh "hoàn hảo" và không phải ngày nào cũng đẹp trời. Đằng sau "công việc hoàn hảo" mà mọi người khoe, họ vẫn phải đối mặt với những thách thức mà chúng ta đều phải đối mặt như sai lầm, sếp khắt khe, đồng nghiệp cạnh tranh...
Thay vì ám ảnh bởi những trở ngại trong công việc, bạn nên nhìn vào những điều tích cực. Đừng cố gắng phải yêu đời mỗi ngày nếu như bạn không thực sự thấy thế. Hãy hiểu rằng, những khó khăn, thách thức là bài học của cuộc sống, đừng để chúng khiến bạn suy sụp.
Kỳ vọng quá cao về sự hoàn hảo sẽ khiến cuộc sống của bạn thêm căng thẳng. Chỉ cần cố gắng hết sức và chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi, bạn sẽ nhận ra cách để tháo gỡ sự bế tắc và tìm thấy sự hài lòng đối với công việc và cuộc sống.
2. Đặt mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng
Theo một chuyên gia quản lý và đào tạo nhân sự tiếp xúc hàng ngày với nhiều người, hầu hết những người không hài lòng về công việc không đặt ra mục tiêu trong 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng tiếp theo. Hoặc nếu có, đó là những mục tiêu mơ hồ, không cụ thể. Họ không chắc chắn về định hướng và kế hoạch trong tương lai gần cho mình.
Đặt mục tiêu rõ ràng trong công việc rất quan trọng. Nó giúp tạo ra một động lực và trách nhiệm để bạn cố gắng và làm việc nhiệt huyết hơn. Những người biết cách tận hưởng công việc hiểu được điều này và luôn phấn đấu để đạt được nó. Họ luôn có những điều đáng hy vọng như một kỹ năng mới, nâng cao thành tích làm việc hay một vị trí mới. Vì thế, họ không còn thời gian để cảm thấy bế tắc hay chán chường.
3. Phát huy thế mạnh
Mặc dù, chúng ta có thể được khuyên nên tập trung củng cố những điểm yếu của bản thân. Nhưng những người yêu thích công việc dành phần lớn thời gian để đầu tư và phát huy các thế mạnh của họ.
Tiếp tục thực hiện những điều bạn làm rất tốt như giải quyết các vấn đề phức tạp của cả nhóm, thuyết trình ý tưởng trước các đối tác lớn một cách xuất sắc, thương lượng với khách hàng quan trọng... có vẻ dễ dàng hơn nhiều so với việc cố gắng cải thiện những điều bạn không giỏi.
Tập trung vào ưu thế của bản thân đồng nghĩa với việc bạn sẽ tự tin và làm việc hiệu quả ở mức cao nhất. Đó chính là điều kiện tiên quyết giúp bạn cảm thấy hài lòng trong công việc.
4. Làm bạn với đồng nghiệp
Khi có mối quan hệ tốt đẹp với những người làm việc cùng bạn mỗi ngày, sự căng thẳng trong công việc có thể giảm đi nhiều phần, bạn có thể thoải mái khi làm việc, sáng tạo nhiều hơn và có những người chia sẻ đích thực ở công sở.
Bạn không cần phải trở thành bạn thân của đồng nghiệp, nhưng bạn nên nỗ lực để xây dựng mối quan hệ chân thành. Chắc chắn, sự thân thiện nơi công sở giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và hài lòng hơn với công việc của mình.
Nếu bạn từng muốn từ bỏ công việc vì không hài lòng với công việc, hãy tự hỏi bản thân đã thực sự cố gắng để cải thiện tình hình hay chưa? Bạn có cố gắng chấp nhận những điều không thể thay đổi? Bạn có thúc đẩy bản thân nỗ lực hơn để không bỏ lỡ các cơ hội phát huy thế mạnh của mình? Bạn có thực sự hạnh phúc khi hoàn thành tốt một dự án và nhận những lời khen từ đồng nghiệp? Hãy thay đổi tư duy và tin vào những điều tốt đẹp có thể sẽ tới thay vì buông xuôi và chờ mọi thứ sụp đổ.
The Muse