Khi chảo có dấu hiệu này hãy cân nhắc việc thay mới kẻo ung thư ập đến
Theo các chuyên gia, khi chảo có dấu hiệu này sẽ khiến món ăn bị nhiễm độc, làm tăng nguy cơ gây ung thư cho cả nhà.
- 22-12-2022Những loại quả quen thuộc, nhiều người hay ăn lại là "mẹ đẻ" của ung thư và tỷ bệnh nguy hiểm khác
- 20-12-2022Đây là yếu tố có thể khiến các khối u ung thư ruột hình thành nhanh hơn 100 lần
- 19-12-2022Người Nhật có tỷ lệ mắc ung thư cực thấp nhờ 3 thói quen đơn giản trong ăn uống
- 18-12-2022Mạng sống con người đáng giá bao nhiêu? Câu trả lời của một bệnh nhân ung thư hé lộ sự thật trần trụi về hệ thống chăm sóc sức khỏe Mỹ
Chảo chống dính được cấu tạo với 3 lớp giúp thu và tỏa nhiệt đều toàn bộ bề mặt. Vì thế khi chiên hay xào thì thức ăn sẽ được chín đều, đảm bảo về độ ngon và màu sắc cũng như là chất dinh dưỡng. Tuy nhiên theo các chuyên gia, loại chảo này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không được bảo quản và sử dụng đúng cách.
Chảo là vật dụng gia đình nào cũng dùng nhưng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ
1 dấu hiệu trên chảo chống dính có thể gây ung thư
Một nghiên cứu từ Trung tâm Xử lý Môi trường Toàn cầu (GCER) vừa qua đã cho thấy, một số loại chảo chống dính đều được phủ 1 lớp vật liệu có tên polytetrafluoroetylen (PTFE) thường được gọi là Teflon. Bề mặt có chất liệu này rất dễ vệ sinh, còn ít đòi hỏi chất béo khi nấu nên giúp món ăn lành mạnh hơn.
Tuy nhiên, loại chảo này cũng có nhược điểm và những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng trong tình trạng bị xước. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, chỉ 1 vết xước trên chảo chống dính có thể khiến 9100 hạt vi nhựa bị bung ra và ngấm vào thực phẩm. Khi ăn vào sẽ để lại hậu quả khôn lường với sức khỏe.
Những vết xước trên chảo có thể giải phóng các hạt vi nhựa ảnh hưởng sức khỏe.
Có đến 9100 hạt vi nhựa bung ra chỉ trong 1 vết xước nhỏ trên chảo chống dính. Còn đối với những chiếc chảo cũ bị trầy nhiều hơn thì số lượng này còn tăng gấp mấy lần. Cứ mỗi 30 giây nấu trên bếp nóng cũng có thể giải phóng tới 2,3 triệu hạt vi nhựa. Thực sự rất nguy hiểm nhưng nhiều gia đình vẫn không biết gì.
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle và Đại học Finders (Australia), tác động của các hạt vi nhựa này rất đáng quan ngại. Chúng có thể tồn tại theo thời gian trong cơ thể người, nước, đất, không khí… mà không bị phân hủy. Chúng thuộc nhóm hóa chất vĩnh viễn rất độc hại với môi trường và sức khỏe con người
Nếu nhiễm quá nhiều hóa chất này, một người khỏe mạnh có thể bị giảm khả năng sinh sản, gia tăng nguy cơ béo phì và cholesterol xấu LDL… và đặc biệt là tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, tinh hoàn và thận. Trẻ em có thể bị chậm phát triển hoặc dậy thì sớm khi nhiễm phải các hạt vi nhựa này.
"Những nghiên cứu trên đã đưa ra một lời cảnh báo mạnh mẽ rằng, chúng ta cần phải thận trọng hơn nữa trong việc lựa chọn và sử dụng các đồ gia dụng khi nấu ăn để tránh ô nhiễm thực phẩm" – Youhong Tang, giáo sư từ Đại học Khoa học và Kỹ thuật thuộc Đại học Flinders (Australia) chia sẻ.
Hãy lựa chọn và sử dụng loại chảo phù hợp, bảo quản tốt để nâng cao sức khỏe.
Làm sao để sử dụng chảo chống dính đúng cách
Giáo sư Youhong khuyến cáo chị em nên thay nồi, chảo mới sau một thời gian sử dụng nhất định. Tuy nhiên không chỉ riêng nồi, chảo… mà hãy thay mới các dụng cụ có lớp phủ Teflon khi đã sử dụng quá lâu. Ngay cả khi lớp chống dính không bong, tróc thì cũng có tỷ lệ rất nhỏ các hạt vi nhựa thoát ra khi bị làm nóng quá nhiều.
Khi sử dụng chảo chống dính, bạn nên lưu ý là đổ dầu vào chảo đã được lau khô trước, sau đó mới đặt lên bếp. Không được đợi chảo nóng rồi mới đổ dầu vì sẽ làm bong lớp chống dính, vừa làm giảm tuổi thọ chảo lại gây độc hại cho cả gia đình khi ăn phải.
Để nấu ăn bằng chảo chống dính an toàn, bạn đừng để chảo ở nhiệt độ cao vì sẽ khiến chất chống dính bị phân hủy, gây độc hại đến sức khỏe người dùng. Trong quá trình chiên xào hãy để lửa nhỏ, lửa vừa và hạ nhiệt độ xuống nếu chảo quá nóng hoặc bốc khói.
Đừng chiên lửa quá cao khi dùng chảo chống dính vì sẽ làm bong phần chống dính.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng chảo chống dính để nướng hoặc kho. Hai hình thức chế biến này cần tác động nhiệt kéo dài, khiến lớp chống dính nhanh chóng bị hư hại và bong tróc do chịu nhiệt độ cao. Khi vệ sinh chảo hãy dùng vải mềm hoặc miếng rửa chén mềm, không chà xát quá mạnh vì sẽ làm chảo bị tróc.
Thể thao văn hóa
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Xem nhẹ 1 thứ ở cổ, nữ sinh 17 tuổi phải cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp vì ung thư: Bác sĩ nhắc 5 việc cần để tránh!
- Dấu hiệu ở chân cảnh báo ung thư tuyến tụy
- "Nghiện công việc" nhưng vô tâm trước một thứ, chàng trai 28 tuổi trả giá đắt bằng bệnh ung thư dạ dày
- Đựng canh trong 1 thứ khiến cả nhà gặp họa, mẹ mắc ung thư tử cung còn con lớp 3 đã dậy thì
- Chất độc hại gây ung thư ở quanh ta mà rất ít người biết: Chuyên gia khuyến cáo nên cẩn thận với những món đồ này!