MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi còn nhỏ, bạn nghèo không phải lỗi của bạn, nhưng sau 30 tuổi nếu vẫn nghèo thì hãy xem lại bản thân: 90% đàn ông nghèo do không tuân thủ 7 nguyên tắc đơn giản

01-07-2020 - 15:37 PM | Sống

Trở thành triệu phú, tỷ phú đô la thì khó. Nhưng trở thành một người bình thường có cuộc sống đầy đủ và thoải mái thì không khó. Có điều, 90% đàn ông không có được cuộc sống đầy đủ đó chỉ vì vi phạm những điều đơn giản dưới đây.

1- Không nghĩ tới bản thân mình trước

Có những người - trong túi chỉ còn một triệu đồng để sống đến cuối tháng nhưng lại sẵn sàng cho người khác mượn 900.000 đồng. Những người cả nể kiểu vậy hay bị lợi dụng vì không biết cách nói từ chối.

Có câu chuyện triết lý cậu bé và viên kẹo thế này: Nếu mỗi ngày bạn đều vui vẻ cho một đứa trẻ ăn kẹo, đứa trẻ ấy sẽ rất đón chờ bạn và có vẻ yêu bạn. Hằng ngày, nó đều cười tươi khi trông thấy bạn và đến nhận kẹo.

Nhưng đến một ngày bạn hết kẹo và chẳng còn gì cho nó nữa, nó sẽ đối xử với bạn rất khác. Có thể nó gào lên bảo bạn keo kiệt, xấu xa hoặc đi khắp nơi nói xấu bạn.

Triết lý cục kẹo nghĩa là, khi bạn càng hy sinh nhiều vì người khác, không màng đến lợi lộc hoặc những gì sẽ nhận lại được, nếu là người hiểu chuyện, họ sẽ trân trọng bạn.

Nhưng nếu là người không biết điều, họ sẽ không nghĩ những gì bạn làm cho họ, dành cho họ là vì tình yêu mến mà đó là bổn phận, trách nhiệm của bạn.

Khi bạn không còn khả năng đáp ứng cho những đòi hỏi, yêu cầu của họ, họ sẽ trở mặt.

Có một nhược điểm mà người cả nể dễ bị bắt thóp, lợi dụng là luôn ngần ngại, không biết cách từ chối. Bởi thế lòng tốt của họ mới hay bị lợi dụng và đánh giá thấp. Có câu "người không vì mình trời tru đất diệt", ngay đến bản thân mình muốn làm gì, không thích làm gì còn không quyết định được, không chủ động tạo sự thoải mái cho mình thì còn nhờ cậy đến ai. Muốn giúp đỡ người khác một cách bền vững, trước tiên bạn phải vững mạnh, thoải mái trước đã.

Khi còn nhỏ, bạn nghèo không phải lỗi của bạn, nhưng sau 30 tuổi nếu vẫn nghèo thì hãy xem lại bản thân: 90% đàn ông nghèo do không tuân thủ 7 nguyên tắc đơn giản - Ảnh 1.

2 - Không giải quyết dứt điểm nợ nần 

Hay nói cách khác là để nợ chồng thêm nợ.

Chưa trả góp xong chiếc xe máy, bạn đã tiếp tục mua thêm một chiếc điện thoại di động trả góp. Vẫn còn hai khoản trả góp, bạn lại sẵn sàng vay thêm một khoản ngân hàng cho những dự định khác.

Thực ra, vay nợ để đầu tư không phải là một việc gì đáng lên án, nhưng nghĩ lại mà xem:

Bạn có thực sự đang đầu tư hay chỉ đang oằn mình lên làm để trả nợ những thú vui nhất thời của bản thân? Chưa kể, chẳng có khoản vay nợ nào mà không có lãi cả. Chưa kể nữa, khi có quá nhiều khoản nợ cần trả, bạn sẽ chẳng còn động lực nào để kiếm tiền nữa - vì tiền chưa làm ra đã hết.

Không ít người muốn tiêu tiền nhiều chỉ để có được sự công nhận của người khác, họ luôn khao khát được xã hội nhìn nhận với ánh mắt ngưỡng mộ. Cái nhìn của người đời ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tự trọng của họ. Khi quá phụ thuộc vào suy nghĩ của người khác, bạn sẽ mua sắm những món đồ không cần thiết chỉ để "làm màu" với những người không hề và thậm chí không bao giờ quan tâm đến bạn. Căn bệnh chung của chúng ta là nhu cầu cuộc sống thì ít mà mong muốn thì không giới hạn. Và một khi những mong muốn ấy chiến thắng kỉ luật cá nhân, chúng ta lại phung phí toàn bộ số tiền vất vả kiếm được để mua sắm. Kết cục là bạn sẽ nghèo hoàn nghèo, nghèo chồng nghèo chỉ vì những thoả mãn nhất thời.

3 - Thoả mãn niềm vui nhất thời thay vì suy tính cho tương lai 

Tôi hay gọi những người làm ngược lại theo nguyên tắc trên là những người đàn ông theo trường phái ngày-chủ-nhật. Đối với anh ta, chỉ cần hôm nay vui là được, chỉ cần hôm nay được thả ga hết mình là được, có tiêu hết số tiền đang có cũng chẳng sao. Anh ta không nghĩ đến chuyện khi cuộc vui kết thúc, ngày mới bắt đầu, anh ta sẽ dùng tiền ở đâu để ăn, để sống tiếp.

Nhưng, gậy ông đập lưng ông, niềm vui nhất thời ấy sẽ buộc bạn phải trả giá đắt trong tương lai. Sự thiếu chuẩn bị tài chính và quá nhiều nợ đều dễ khiến tương lai của bạn mệt mỏi, căng thẳng. Bạn càng bắt đầu tiết kiệm tiền muộn là càng đưa nhiều căng thẳng vào cuộc sống của mình.

Ví dụ, nếu bạn muốn nghỉ công việc đang làm để theo đuổi thứ mình đam mê nhưng bạn không có sẵn tiền tiết kiệm, dù quyết định thế nào, bạn cũng căng thẳng. Nếu nghỉ việc, bạn sẽ phải cố gắng kiếm tiền. Nếu không bỏ việc, bạn có thể căng thẳng vì đang lãng phí thời gian trong công việc mà bạn không thích. Khi không có sẵn tiền, bạn sẽ mất các lựa chọn.

Khi còn nhỏ, bạn nghèo không phải lỗi của bạn, nhưng sau 30 tuổi nếu vẫn nghèo thì hãy xem lại bản thân: 90% đàn ông nghèo do không tuân thủ 7 nguyên tắc đơn giản - Ảnh 2.

4 - Không có tiền cho những trường hợp khẩn cấp 

Bạn có để ý, khi còn là một thiếu niên, nếu bạn càng cư xử vô trách nhiệm, bố mẹ càng quản lý chặt hơn. Trong khi đó, nếu bạn tuân theo các quy tắc gia đình, hoàn thành mọi việc nhà trước khi đi chơi, bạn được bố mẹ thưởng nhiều tự do hơn. Tiền cũng vậy.

Bạn càng tiết kiệm được nhiều tiền, bạn càng tự do tài chính. Một người có 22 tỷ đồng sẽ có nhiều tự do tài chính hơn người chỉ có 2 tỷ, và chắc chắn người có 22 tỷ kia đã đối xử với đồng tiền có trách nhiệm trong một thời gian dài hơn người chỉ có 2 tỷ. Người ta vẫn nói tự do trong khuôn khổ, khi nói đến tài chính cá nhân, nếu bạn đặt ra ranh giới cho chi tiêu của mình để có thể tiết kiệm một phần thu nhập, bạn sẽ có nhiều tự do hơn.

Càng trưởng thành, bạn sẽ càng thấm thía càng ao ước cuộc sống bình thường không biến động nhưng cuộc đời không dễ dàng cho bạn được toại nguyện. Những khó khăn bất ngờ ập tới. Những biến cố cần dùng đến nhiều tiền.

Nếu không chuẩn bị trước cho những tình huống như thế này, bạn không chỉ phải chạy đôn chạy đáo đi vay mượn khắp nơi mà tinh thần cũng kiệt quệ vì không có sự chuẩn bị.

5 - Không biết rõ chi tiêu từng tháng 

Chắc hẳn nhiều anh em vào những ngày cuối tháng đều vắt tay lên trán suy nghĩ: Không biết tiền của mình đi đâu hết nhỉ, mình có tiêu gì đâu?

3 lý do dẫn đến câu hỏi mông lung này là:

- Các ông không lên kế hoạch chi tiêu hàng tuần, hàng tháng hoặc không tuân theo kế hoạch đã đặt ra

- Không ghi lại chi tiết các khoản chi tiêu

- Cái gì cũng muốn mua, không có những thứ cần ưu tiên

6 - Đầu tư cho những món đồ thay vì đầu tư bản thân 

Tỷ phú đầu tư thế giới Warren Buffett đã từng nói: "Đầu tư càng nhiều vào bản thân mình càng tốt, bạn là tài sản lớn nhất của chính mình cho đến thời điểm này". Đừng chi tiền quá nhiều cho ngoại hình hay những trò tiêu khiển nhất thời. Quần áo rồi sẽ lỗi mốt nếu bạn chạy theo sự thời thượng, ngoại hình rồi cũng sẽ già đi theo thời gian, chỉ có tri thức và kinh nghiệm mới ở lại mãi mãi. Và đó mới là thứ giúp bạn thoát nghèo.

Sự nghiệp bình bình, công việc mỗi ngày đều giống nhau và bạn thấy vậy là ổn? Không hề, công nghệ mới đang thay đổi công việc hàng ngày của chúng ta. Nếu không phát triển, bạn sẽ bị đào thải.

Hãy nhìn công việc mình đang làm theo nhiều hướng khác nhau. Trung thực nhất với bản thân và nghĩ xem bạn thích gì nhất trong suốt những ngày làm việc vừa qua, những hoạt động nào mang lại cho bạn năng lượng, sự hài lòng hay niềm tự hào. Bạn đã ưu tiên gì, sự nghiệp hay cuộc sống cá nhân?

Ở chiều ngược lại, hay nghĩ xem những lúc nào công việc khiến bạn cảm thấy bế tắc, thất bại và không tin tưởng vào bản thân mình?

Tất nhiên kết quả của những câu hỏi trên không bao giờ là một công việc hoàn hảo nhất, nhưng nó giúp bạn bước sâu hơn vào thế giới nội tâm của mình, từ đó đặt ra được những mục tiêu phù hợp với giá trị động lực bản thân, cũng như những lựa chọn nghề nghiệp thích hợp nhất.

7 - Đừng cố làm giàu nhanh chóng 

Tôi hiểu tâm lý của những người làm mãi mà vẫn nghèo, họ sẽ luôn tìm kiếm và theo đuổi một cơ hội mang tên "đổi đời".

Nhưng, phần trăm cơ hội đổi đời không nhiều, phần lớn sự giàu có đều cần kiên trì và nỗ lực trong một thời gian dài.

Đừng bỏ hết những gì mình đang có để sa vào bẫy đổi đời mà những cá nhân hay tổ chức đặt ra nhằm lừa gạt những người muốn làm giàu nhanh.

Bạn sẽ làm giàu cho chính họ, còn bản thân bạn chỉ thu về sự ảo tưởng và thất vọng mà thôi!

Theo Đậu Đậu

Trí thức trẻ

Trở lên trên