Khi già đi, cha mẹ không nói 3 điều sau mới là tốt cho con cái
Một số người nhầm lẫn rằng, chỉ cần khôn khéo khi ở ngoài, còn khi về nhà thì điều gì cũng có thể nói. Tuy nhiên, trên thực tế, dù là người thân với nhau cũng có những việc cần sự tinh tế, có những điều không bao giờ nên nói ra.
- 15-11-202230 tuổi nghỉ việc ở bệnh viện, người đàn ông tìm ra cách kiếm 4,9 tỷ VNĐ/năm
- 15-11-2022Mỗi ngày ăn 1 củ hành sống để chống ung thư, nửa năm sau sức khỏe người phụ nữ 58 tuổi thế nào?
- 14-11-2022Ở đất nước này, rất nhiều phụ nữ học thức cao chọn "độc thân vui vẻ" tới tận… 40 tuổi
- 13-11-2022Vì sao phi hành gia từng phải “rút hết móng tay” trước khi bước vào vũ trụ?
- 08-11-2022Đàn ông đừng quá tiết kiệm, có 7 món dù đắt hay rẻ cũng phải bồi bổ cho bản thân, tới trung niên vẫn khỏe dồi dào
Những lời nói thường ngày của cha mẹ quyết định thái độ của con cái.
Cha mẹ là những người thầy đầu tiên và theo con lâu nhất. Từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trở thành một con người hoàn toàn trưởng thành, lúc nào cha mẹ cũng luôn đóng một vai trò quan trọng trong con đường phát triển của con cái. Chúng ta luôn có thể phát hiện được những điều giống nhau trong cuộc sống giữa các con và bố mẹ, đó là vì suốt một thời gian dài, cả hai luôn âm thầm ảnh hưởng lẫn nhau.
Chính vì nhận thức rõ tầm quan trọng trong lời nói và việc làm của mình, bậc phụ huynh nên nhớ rằng: Khi bản thân tới tuổi trung niên, không nói 3 điều sau mới là tốt cho con cái.
Một là, những lời thiên vị, mang tính so sánh
Điều mà con cái quan tâm nhất là cha mẹ có yêu thương, quan tâm mình giống như các anh chị em khác hay không. Cho dù con trẻ không nói ra, biểu hiện ngoài mặt cũng tỏ ra không quan tâm, nhưng trong lòng sẽ cực kỳ để ý. Vì vậy, trong mọi trường hợp, đặc biệt khi bạn già đi, không nên thể hiện sự thiên vị trong lời nói cũng như hành động đối với bất cứ người con nào.
Bạn phải suy nghĩ về tương lai của con bạn, cũng như cân nhắc về tình cảm giữa các con trong suốt quãng đời còn lại của chúng.
Về lâu dài, nếu cha mẹ thể hiện quá ưu ái, thiên vị một người con nào thì tình cảm gia đình sẽ trở thành một bi kịch. Cho dù hiện tại hay tương lai, các anh chị em trong nhà sẽ luôn có sự so sánh, đố kị về những “ưu đãi” mà cha mẹ đã dành cho đối phương. Cuối cùng, những mâu thuẫn này sẽ dẫn tới xích mích, rạn nứt tình cảm gia đình, thậm chí nhiều người còn từ mặt nhau, không bao giờ nói chuyện nữa.
Là cha mẹ, là người trưởng thành hơn, bạn cần cân nhắc kỹ càng trước khi hành động, suy nghĩ trước khi nói ra, đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực đến các thành viên trong gia đình. Nếu nhận thức về hậu quả xấu có thể đem lại, tốt nhất đừng nói lời thiên vị dành cho bất cứ ai.
Thứ hai, những điều không hài lòng về bạn đời của mình
Sống bên nhau mấy chục năm cuộc đời, chắc chắn sẽ có không ít điều mâu thuẫn, xích mích giữa hai vợ chồng. Tuy nhiên, càng về già thì bạn càng không nên tỏ thái độ không hài lòng về “nửa kia”. Tốt nhất, hãy giữ điều đó trong lòng, đặc biệt không nên chia sẻ với người thân, con cái trong gia đình. Việc phàn nàn không những không giải quyết vấn đề, mà còn gây ảnh hưởng không tốt tới tình cảm gia đình.
Nếu bạn đời biết, mối quan hệ vợ chồng không thể tránh khỏi tổn thương, khiến cho hạnh phúc tuổi già bị “đe dọa”. Nếu con cái biết, chúng có thể sinh ra những suy nghĩ tiêu cực, không hay về các mối quan hệ lâu dài, đánh mất cân bằng cảm xúc. Khi mâu thuẫn giữa cha mẹ tăng lên, dù con cái đứng về phía ai thì chúng cũng làm tổn thương tinh thần cả hai bên.
Do đó, ở tuổi trung niên, hãy học cách giải tỏa cảm xúc của bản thân một cách nhẹ nhàng. Khi xuất hiện vấn đề giữa hai bên, bạn có thể khéo léo tìm một cách nào đó để làm cho “đối tác” thay đổi dần dần mà không làm tổn thương cảm xúc của ai cả. Đó là một cách xử lý khôn ngoan mà những người tinh tế mới có thể làm được.
Thứ ba: Oán giận thế hệ trước
Nhiều người có thói quen phàn nàn và đổ lỗi. Họ cho rằng cha mẹ mình không sinh mình ra vào thời điểm nào tốt hơn, không cho mình điều kiện sống tốt hơn, không quan tâm mình…
Những người có EQ thấp luôn nói với con cháu về những điều “sai trái” mà cha mẹ mình đã làm với ngôn ngữ oán giận, cảm xúc công kích. Họ không nhận thức được rằng, việc một đứa trẻ có hiếu thảo hay không phụ thuộc vào giáo dục của cha mẹ.
Nếu bạn thường xuyên nói cho con bạn nghe về sự không hài lòng với thế hệ trước của mình, điều đó đồng nghĩa với việc: Chính bạn đang “nuôi dạy” những đứa trẻ bất hiếu.
Thói quen phàn nàn và đổ lỗi cho đấng sinh thành được chính bạn “gieo trồng” vào đầu con trẻ. Về sau, chúng không chỉ không học được cách biết ơn, yêu thương cha mẹ mà chỉ oán giận thế hệ trước theo đúng tư duy vốn có trong đầu.
Tất cả những lời phàn nàn này vô tình khiến những đứa trẻ nhận thức được rằng số phận của mình, cuộc sống của mình đều do cha mẹ quyết định. Nếu cuộc sống không tốt thì lỗi lầm đều thuộc trách nhiệm của cha mẹ, điều này vô cùng nguy hiểm.
*Theo Aboluowang
Phụ Nữ Việt Nam