MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi không phải là người thông minh nhất, đây là 9 cách giúp bạn vẫn nhận được sự tôn trọng

30-04-2021 - 22:17 PM | Sống

Khi không phải là người thông minh nhất, đây là 9 cách giúp bạn vẫn nhận được sự tôn trọng

Đây là cách khôn ngoan để bạn có được sự tín nhiệm của người khác. Nếu bạn làm theo những lời khuyên này thì dù sớm hay muộn, bạn cũng sẽ được tôn trọng.

Không phải lúc nào chúng ta cũng là người thông minh nhất. Vậy nếu chúng ta nên làm gì nếu rơi vào tình huống đó, các mẹo mà tôi đưa ra sau đây có thể giúp bạn.

Chuẩn bị

Nếu bạn biết trước chủ đề thảo luận, hãy suy nghĩ hoặc nghiên cứu kỹ chủ đề đó. Sau đó tìm ra một hoặc hai điểm mà bạn tin rằng sẽ có ích. Và cuối cùng hãy viết ra những gì mà bạn tìm hiểu được (25 từ hoặc ít hơn).

Hãy là người nói cuối cùng

Nếu trong buổi thảo luận chỉ có một chủ đề nhất định, hãy đợi mọi người nói hết ý kiến của họ. Bằng cách đó, bạn có thể phát hiện ra lỗ hổng trong những gì mà bạn định nói. Và nếu ai đó đưa ra quan điểm giống bạn, thì điều đó cũng không gây ảnh hưởng gì. Đây là cách khôn ngoan để bạn có được sự tín nhiệm của người khác. Nếu bạn làm theo những lời khuyên này thì dù sớm hay muộn, bạn cũng sẽ được tôn trọng.

Hãy nói ngắn gọn

Càng nói lâu, bạn càng có nguy cơ làm giảm giá trị nhận thức của quan điểm của mình. Ví dụ, khi bạn trình bày quá dài, quan điểm của bạn sẽ không sắc nét và có nhiều khả năng bạn sẽ đi lạc chủ đề, hoặc nhận thức không đúng về vấn đề.

Để đảm bảo bạn nói ngắn gọn súc tích, bạn thậm chí có thể đặt cho mình quy tắc 15 hoặc 30 giây. Hãy nói điều đó một cách ngắn gọn. Nếu họ muốn nghe nhiều hơn, họ có thể yêu cầu. Ngoài ra, điều này cũng tạo cơ hội cho người khác xây dựng hoặc bổ sung dựa trên những gì bạn đã nói và mọi người sẽ nhớ rằng đó là ý tưởng của bạn.

Kết cấu

Quan điểm của bạn sẽ logic và chặt chẽ hơn nếu khi trình bày bạn có cấu trúc rõ ràng. Ví dụ, bạn đưa ra hai luận điểm kèm theo một ví dụ.

Hãy suy nghĩ kỹ trước khi nhấn mạnh

Bạn có thể tự tin rằng những gì mình nói luôn đúng nhưng dù chắc chắn đến đâu thì vẫn sẽ có rủi ro. Vì thế bạn có thể suy nghĩ về việc đưa ra quan điểm của bạn một lần duy nhất và nhanh chóng lướt qua. Và bạn hãy nhớ tránh tranh luận tiêu cực cho dù trong tình huống đó bạn là người đúng vì đây là khởi nguồn của sự không hài lòng thậm chí là thù hận.

Lắng nghe

Nếu bạn đóng góp ít, bạn có thể cảm thấy mình không giỏi, nhưng ngay cả những người thông minh cũng đánh giá cao một người biết lắng nghe và thể hiện sự đồng ý. Chẳng hạn như một cái gật đầu đồng ý hoặc nói: "đây là một ý tưởng tuyệt vời".

Phóng đại

Đôi khi, thay vì đưa ra quan điểm của riêng bạn, bạn sẽ dễ dàng khuếch đại ý kiến của người khác hơn. Chẳng hạn như "Ồ, tôi đã sử dụng nó trong tình huống X" hoặc "Tôi đang tự hỏi liệu điều đó có thể áp dụng cho tình huống Y."

Đặt câu hỏi

Khi ai đó đưa ra quan điểm mà bạn chưa hiểu rõ, hãy yêu cầu họ làm rõ. Ví dụ như "Bạn có thể giải thích lại điều đó không, có thể kèm theo một ví dụ không?" Hầu hết mọi người đều đánh giá cao một câu hỏi như vậy. Bạn sẽ không bị coi là không thông minh miễn là câu hỏi đó không phải là điều gì đó quá căn bản.

Nói lời cảm ơn

"Cảm ơn" là một câu nói có giá trị cao mà lại rất ngắn gọn, và gần như mọi người đều đánh giá cao điều đó. Nếu thích hợp, hãy cân nhắc viết thư cảm ơn, cho dù bằng email hay viết tay.

Lời nhắn nhủ: Ngay cả khi bạn không phải là "ngôi sao sáng nhất trên bầu trời" nhưng với một chút cẩn thận thị bạn và tất cả mọi người đều có thể được tôn trọng và tín nhiệm.

Theo Mai Phương

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên