Khi mua nhà cũ, tôi đã gặp phải 8 bài học "đau đớn" vô cùng
Hãy cùng đọc ngay bài viết này nếu bạn đang có dự định mua nhà cũ nhé!
- 21-06-2024Những người chuyển về quê thuê nhà cũ để cải tạo và sinh sống: "Có những điều nhỏ bé đáng giá mà tiền không thể mua được"
- 29-03-2024Vì sao người giàu ít khi mua nhà cũ? Sau 3 năm dọn đến ở, tôi hối hận thì cũng đã muộn
- 22-10-2023Mua nhà cũ gần núi, vợ chồng cải tạo thành không gian sống thư giãn và đầy tiện nghi
Nhà cũ vẫn luôn là 1 lựa chọn tốt với những người hạn chế về mặt tài chính. Tuy chúng có không ít ưu điểm, nhưng bạn vẫn luôn cần lưu ý tới rất nhiều những vấn đề có thể xảy ra nếu đang có dự định mua 1 căn nhà cũ!
1. Làm rõ vấn đề quyền tài sản
Với không ít người, vấn đề cần quan tâm nhất là vấn đề quyền sở hữu. Mọi người nên kiểm tra trước các vấn đề liên quan tới quyền sở hữu và sử dụng tài sản của căn nhà bạn đang có ý định mua. Ngoài ra, hãy tìm hiểu xem trong nhà có bao nhiêu chủ sở hữu để tránh sơ suất nhất thời sẽ dẫn tới rắc rối không đáng có sau này.
2. Giải thích rõ ràng về thuế, phí
Nhà cũ thường có các loại thuế, bao gồm thuế cá nhân của người bán, thuế giá trị gia tăng, v.v. Nói chung, thuế do người mua chịu. Nhưng đối với thuế cá nhân, mỗi nơi lại có những yêu cầu riêng. Hãy nghiên cứu thật kĩ nhé!
3. Điều tra tại chỗ
Khi mua nhà, bạn không chỉ phải kiểm tra ngôi nhà mình mua mà còn phải kiểm tra môi trường xung quanh, tiếng ồn và điều kiện sống của căn nhà bạn đang để ý. Điều quan trọng nhất là kiểm tra xem tình hình an ninh xung quanh thế nào, chủ nhà ra sao và thậm chí là cả những người hàng xóm xung quanh nữa.
4. Vấn đề đặt cọc
Nếu bạn không chắc mình có muốn ngôi nhà cũ này hay không, bạn không được dễ dàng giao tiền đặt cọc để ký hợp đồng. Việc đặt cọc sẽ ràng buộc bạn hơn trước những quyết định tiếp theo.
5. Khoản tiền trả trước sẽ được chuyển cho ai?
Trong các trường hợp thông thường, khoản đặt cọc phải được trả trực tiếp cho người bán. Bạn không nên giao nó cho một người trung gian để đề phòng tình trạng mất tiền đặt cọc.
6. Làm rõ thời gian giải quyết
Khi mua nhà, nếu chủ nhà cũ chưa chuyển đi thì chủ mới cũng không thể chuyển vào. Theo đó, bạn nên thỏa thuận với bên bán về thời gian chi tiết, bao gồm cả việc bồi thường sau khi hết thời gian, để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình ở mức tối đa.
7. Quyền sở hữu nội thất và đồ gia dụng
Lấy căn nhà tôi mua trước đây làm ví dụ, khi mua tôi đã hỏi rõ sẽ giữ hay di chuyển đi ba chiếc điều hòa. Tuy trước đó họ nói sẽ để lại cho chúng tôi, nhưng ngay sau đó lại đòi tiền 1 cách vô cớ. Chúng tôi có thể chỉ cần trả lại điều hòa cho họ là xong nếu không muốn trả tiền nhưng nhìn chung, tôi vẫn cảm thấy mình đã bị lôi vào rắc rối không đáng có.
8. Kiểm tra khi bàn giao nhà
Cuối cùng là khâu kiểm tra, nghiệm thu kỹ càng trước khi bàn giao nhà, bao gồm có nợ tiền điện nước, gas, tài sản hay bất cứ gì khác không, việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ (như chỗ đậu xe) sẽ thế nào. Thậm chí, hãy kiểm tra ngay cả việc trong nhà có hư hỏng gì hay không. Nếu bạn kiểm tra và làm rõ được các vấn đề này khi bàn giao nhà thì bạn sẽ suôn sẻ hơn về sau này.
phunuso.baophunuthudo.vn