Khi nắng nóng thành tài nguyên
Đầu tư năng lượng tái tạo đang ngày càng trở nên “HOT” như tên gọi của nó khi nguồn tài nguyên hóa thạch, tài nguyên nước (than đá, dầu mỏ, khí đốt…) tỷ lệ nghịch với đà tăng dân số và nhu cầu sử dụng năng lượng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
- 30-05-2020Giá điện mặt trời giảm 24%, doanh nghiệp lo phá sản, Bộ Công Thương nói gì?
- 28-05-2020Cú hích cho điện mặt trời mái nhà
- 26-05-2020Gấp rút hoàn thành dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam
Nắng nóng đã trở thành kho báu vô tận khiến nhà đầu tư (NĐT) nội lẫn ngoại hăng hái tìm mọi cách nhảy vào khai thác tiềm năng này.
Nắng nóng hấp dẫn NĐT
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao, trung bình từ 22ºC đến 27ºC. Và không tránh khỏi tình hình chung hàng năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1.500 -2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm².
Nguồn ánh sáng dồi dào, giá hấp dẫn kèm theo những chính sách ưu đãi đầu tư đang trở thành hấp lực đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong hai năm trở lại đây, thị trường chứng kiến làn sóng đổ bộ các dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Theo số liệu của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), tính đến giữa năm 2018, đã có 100 dự án điện mặt trời được bổ sung vào quy hoạch cấp điện tỉnh/quốc gia với tổng công suất đăng ký là 4,7 GW vào năm 2020 và 1.770GW những năm sau đó. Còn các dự án điện mặt trời trên mái nhà cũng có 748 dự án với tổng công suất 11,55MW.
Tuy nhiên, không phải NĐT ngoại nào cũng đủ “kiên nhẫn” để thực hiện các thủ tục xin phép đầu tư cho điện mặt trời vì nhiều lý do mà đa phần họ nhận chuyển nhượng từ NĐT nội sau khi vận hành. Đây là "hiện tượng bình thường" theo Bộ Công thương nhận định.
Cũng theo Bộ này, Luật Đầu tư hiện cho phép chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài khi đáp ứng đủ các điều kiện chuyển nhượng dự án thuộc ngành nghề có điều kiện. Mặt khác, các dự án NLMT còn hấp dẫn NĐT ngoại nằm ở chỗ chính sách giá FIT, bởi dù giá đã giảm về 7,09 cent một kWh so với mức 9,35 cent trước đây.
Thông qua hình thức liên doanh, chuyển nhượng cổ phần với doanh nghiệp Việt Nam, các tập đoàn nước ngoài đã sở hữu hàng chục dự án điện mặt trời, điện gió và hưởng mức giá ưu đãi khoảng 2.000 đồng một kWh trong 20 năm.
Ở các dự án năng lượng (than, khí) theo hình thức BOT, thường hồ sơ đầu tư yêu cầu có bảo lãnh Chính phủ trong triển khai dự án, nhưng với các dự án năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) thì hoàn toàn không có bảo lãnh Chính phủ. "Và đây chính là điểm thu hút đầu tư vào ngành điện", Cục trưởng Cục Điện lực & Năng lượng tái tạo đánh giá. Ông phân tích, các tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới ít khi trực tiếp đi phát triển dự án để giảm rủi ro, thời gian và chi phí ở giai đoạn đầu như đền bù giải phóng mặt bằng, xin phê duyệt của các cấp chính quyền...
Một góc của khu du lịch Điện mặt trời An Hảo có 100% vốn của NĐT nội
Biến hóa đầu tư
Đến giữa tháng 5, tổng cộng 92 dự án hoặc một phần dự án điện mặt trời và 10 dự án điện gió, với tổng công suất gần 6.000 MW đã vận hành thương mại.
Đại diện lãnh đạo một Tập đoàn lớn ở Miền Tây đã chia sẻ, mặc dù là công ty đối tác nhưng cổ đông lớn đều thuộc các nước thèm khát bành trướng lãnh thổ. Biết đâu chừng các cổ đông đang làm nhiệm vụ quốc gia của họ theo định hướng của chính phủ nước họ. Những dự án điện mặt trời hầu hết có vị trí chiến lược quân sự tiềm ẩn an ninh quốc gia.
Trong chính sách nhà nước bị rò rỉ, dẫn tới lợi ích nhóm, có nhiều doanh nghiệp tay không bắt giặc, chạy dự án khi chưa có chính sách, đến khi có chính sách doanh nghiệp khác chạy đua không kịp, gạt chân doanh nghiệp thực thụ. Ví dụ hiện tại nhiều dự án nhưng nhà đầu tư trong nước quản lý rất ít. Sau khi chạy xong thủ tục các doanh nghiệp đều bán lại cho NĐT nước ngoài, hưởng lợi phí dịch vụ dự án. Những NĐT thực thụ rất vất vả thủ tục hành chính và vốn.
Theo đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa, tình hình người nước ngoài núp bóng mua đất ở những khu vực nhạy cảm đã được chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ TN-MT. “Nhiều nhà đầu tư nước ngoài nói không đi vào đầu tư trực tiếp, nhất là đất đai. Họ để các công ty Việt Nam xin trước rồi mới nhảy vào mua vốn của họ. Như vậy nếu họ mua vốn kiểm soát thì có thể trở thành chủ và chi phối dự án, doanh nghiệp ở những vùng rất khó chỉ bằng cách mua vốn. Do vậy Nhà nước phải có cơ chế bảo vệ NĐT trong nước thực thụ giúp họ phát triển giữ đất", ông Nghĩa nói thêm.
Tiền phong