MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi nào thế giới sẽ hết vàng?

02-02-2022 - 14:17 PM | Tài chính - ngân hàng

Khi nào thế giới sẽ hết vàng?

Trong năm 2021 tổng nhu cầu đối với vàng tăng từ 3.658 tấn lên 4.021 tấn và chủ yếu lượng vàng tăng từ phía cầu này được dùng trong sản xuất nữ trang, nhu cầu tăng ước tính khoảng 67% so với năm 2020.

Nhiều người cho rằng dự trữ vàng của thế giới đang hết dần, cùng lúc đó, nhu cầu tăng cao hơn.

Việc lạm phát tăng cao không ngừng, bất ổn dâng cao trên các thị trường tài chính và căng thẳng trên khắp thế giới đã tạo ra tình trạng nhu cầu vàng tăng cao trên khắp thế giới, theo Hội đồng Vàng thế giới (WGC) công bố trong báo cáo mới đây.

Theo số liệu công bố bởi hội đồng, nhu cầu vàng đã tăng khoảng 10% trong năm 2021. Nhu cầu vàng trong riêng quý cuối cùng của năm 2021 ước tính khoảng 1.147 tấn, cao nhất tính từ quý 2/20219 và tăng gần 50% so với cùng kỳ năm.

Gọi năm 2021 là “năm tốt của vàng”, chuyên gia phân tích tại WGC – bà Louis Street, nói rằng không thể phủ nhận thực tế rằng nếu tính theo giá trị đồng USD từ tháng 1 đến tháng 12/2021 giảm.

Báo cáo nhấn mạnh rằng trong năm 2021 tổng nhu cầu đối với vàng tăng từ 3.658 tấn lên 4.021 tấn và chủ yếu lượng vàng tăng từ phía cầu này được dùng trong sản xuất nữ trang, nhu cầu tăng ước tính khoảng 67% so với năm 2020.

Cùng lúc đó, nhu cầu vàng sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất laptop và điện thoại thông minh tăng khoảng 9% lên 330 tấn.

Trong suốt chiều dài lịch sử, ước tính tổng số 201.296 tấn vàng đã được khai thác, theo những tính toán gần đây, có khoảng 53.000 tấn vàng hiện vẫn đang ở dưới lòng đất, tuy nhiên một số nguồn khác lại khẳng định con số này có thể lên tới 63.000 tấn.

Ở thời điểm cuối năm 2020, ước tính sẽ mất đến 18 năm để có thể khai thác hết nguồn vàng trong đất trừ khi có những đột biến mới, cũng cần nhấn mạnh rằng nguồn cung vàng có thể sẽ tăng lên dựa trên kết quả của hoạt động đầu tư và tìm kiếm khai thác mới.

Báo cáo của WGC cũng nhấn mạnh đến thực tế rằng nhu cầu của các ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn ở mức cao bởi họ tiếp tục mua ròng vàng đến năm thứ 12 liên tiếp. Ngân hàng trung ương các nước phát triển và mới nổi đã mua thêm 463 tấn vào dự trữ của họ, cao hơn 82% so với năm 2020, tổng nhu cầu toàn cầu lên mức cao nhất trong 30 năm.

Ông Louise Street nói: “Diễn biến của giá vàng trong năm nay thực sự phản ánh cho bản chất riêng của vàng và yếu tố nhu cầu đa dạng. Nhìn từ góc độ đầu tư, cuộc chiến giữa lạm phát dai dẳng và lãi suất tăng cao tạo ra bức tranh nhu cầu trái chiều”.

“Lãi suất tăng cao khiến cho tâm lý ngại rủi ro của nhà đầu tư tăng cao, thực tế đó phản ảnh trong diễn biến của dòng vốn vào các quỹ ETF. Ngoài ra, việc nhu cầu với tài sản an toàn tăng cao cũng dẫn đến việc nhu cầu vàng miếng và đồng xu vàng lên mạnh, chủ yếu bởi làn sóng mua của ngân hàng trung ương”, bà Street nói thêm.

Bà Street đồng thời tuyên bố bà dự báo có những yếu tố tương tự ảnh hưởng đến giá vàng trong năm 2022, nhu cầu tăng cao tương ứng cùng với diễn biến của các chỉ số kinh tế.

Ngoài ra, thị trường vàng nữ trang có thể chịu ảnh hưởng nếu các biến chủng mới của COVID-19 thêm lần nữa hạn chế khả năng tiếp cận của người tiêu dùng.

Ấn Độ và Trung Quốc hiện đang tạo ra nguồn cầu lớn nhất cho nữ trang vàng, chiếm hơn 50% nhu cầu toàn cầu trong năm 2020.

Trung Quốc, Australia, Nga, Mỹ và Peru là những nước dẫn đầu về dự trữ và cũng thuộc nhóm sản xuất vàng nhiều nhất thế giới.

Trung Quốc là nước sản xuất vàng hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 11% tổng sản lượng vàng toàn cầu ước tính 380 tấn. Nga đứng vị trí thứ 2 với sản lượng ước 329,5 tấn, còn Australia đứng thứ 3 với 325,1 tấn.

Sau Mỹ, nhóm 10 nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới bao gồm Canada, Peru, Ghana, Nam Phi, Mexico và Brazil.

Theo Trung Mến

BizLive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên