Khi ngồi chung xe với sếp, dù thân sơ đến đâu cũng đừng nói 4 điều này để tránh bị xấu hổ, để lại ấn tượng xấu
Ngồi chung xe với lãnh đạo có thể là một tình huống gây lúng túng, cũng có thể là cơ hội, tùy vào EQ của bạn cao đến đâu.
- 08-04-2024Văn hóa dùng tiệc công ty: Người thường ứng xử "kém duyên", người EQ cao tinh tế được sếp chú ý, đồng nghiệp thì yêu quý
- 05-04-2024Tại sao một số người thích làm nhân viên hơn là lãnh đạo? Không liên quan IQ hay EQ, đây có thể là lý do chính xác nhất!
- 01-04-2024Dùng bữa với lãnh đạo nhưng muốn “rút lui” trước, người thường thản nhiên báo bận, người EQ cao nói câu nào cũng khôn ngoan
Dù trong ngành nghề gì, việc tương tác, giao tiếp với lãnh đạo là một phần không thể thiếu trong công việc hàng ngày của mọi người. Việc đi chung xe với sếp không chỉ là một chuyến đi đơn thuần mà còn là cơ hội quan trọng để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và kỹ năng giao tiếp của mình.
Khi giao tiếp với lãnh đạo, hãy tôn trọng ý kiến, quan điểm của họ, đồng thời tránh tỏ ra quá tự tin hay kiêu ngạo. Nếu có cơ hội, chúng ta cũng đừng quên thể hiện sự chuyên nghiệp và khả năng của mình để lãnh đạo thấy được giá trị của bạn.
Để đảm bảo giao tiếp suôn sẻ và lưu lại ấn tượng tốt, nhân viên nên nói chuyện thoải mái, nhưng đủ khôn khéo và chọn những đề tài có giá trị. Bạn có thể trò chuyện về tiến độ và kết quả công việc hay bất kể chủ đề gì mà mọi người đều quan tâm. Nhìn chung chúng ta cũng không cần phải quá gò bó hay im lặng trong quãng thời gian này.
Tuy nhiên, để tránh bối rối không cần thiết và tạo dựng được mối quan hệ hài hòa với sếp, người EQ cao sẽ tuyệt đối không bàn luận 4 chuyện sau:
1. Đừng nói về những lỗi sai của người khác
Khi giao tiếp với lãnh đạo trên xe, hãy tránh nói xấu hay nói về lỗi sai của người khác, nhất là người trong cùng tổ chức. Điều này không chỉ dễ gây ra những tranh cãi, xung đột không đáng có mà còn khiến lãnh đạo cho rằng bạn là người thích ganh ghét, tranh đua, không hòa đồng. Hãy giữ thái độ trung lập và khách quan, tránh những chủ đề như vậy.
2. Đừng thảo luận về những chủ đề nhạy cảm
Những chủ đề nhạy cảm như chính trị, tôn giáo, chủng tộc,… đều nên tránh nhắc đến với lãnh đạo trên xe. Những chủ đề này thường gây tranh cãi và bất đồng, thậm chí có thể chạm đến giới hạn của nhiều người. Vì vậy, không việc gì mà chúng ta lại tự "mua dây buộc mình", đụng vào những chủ đề, câu chuyện nhạy cảm này.
3. Đừng nói về chuyện cá nhân
Khi giao tiếp với lãnh đạo trên xe, nhân viên cũng nên tránh nói về chuyện cá nhân của bạn và cả của người khác, nhất là có yếu tố riêng tư. Chỉ trừ khi mối quan hệ của bạn với sếp đã đủ thân thiết, nếu không hãy hạn chế bàn luận. Làm như vậy không chỉ khiến việc giao tiếp trở nên khó xử mà còn có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt lãnh đạo.
4. Đừng nói về những cảm xúc tiêu cực
Những cảm xúc tiêu cực như phàn nàn, thất vọng, tức giận,… nên tránh nhắc được nhắc đến khi bạn ngồi trên xe với sếp hay kể cả với bất kỳ đồng nghiệp nào. Những cảm xúc này dễ lây sang người khác và ảnh hưởng đến bầu không khí của mọi người. Duy trì thái độ tích cực, truyền năng lượng thoải mái cho người khác mới là chìa khóa giúp việc giao tiếp trở nên dễ chịu và hiệu quả hơn.
Tóm lại, giao tiếp với các lãnh đạo trên cùng một chiếc xe là cơ hội để bạn thể hiện EQ, khả năng cũng như tư duy của mình. Đừng bao giờ coi thường từng chi tiết ứng xử nhỏ nhặt vì nó có thể để lại ấn tượng tốt và đặt nền móng cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai của bạn.