MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi sếp nói “bạn vất vả rồi”, người thường đáp “không có gì”, người EQ cao có cách ghi điểm

11-05-2023 - 00:40 AM | Sống

Khi sếp nói “bạn vất vả rồi”, người thường đáp “không có gì”, người EQ cao có cách ghi điểm

Một câu đối đáp khôn ngoan cũng đủ chứng minh bạn là người có trí tuệ cảm xúc cao hay không. Đặc biệt, khi đáp lại lời cấp trên bạn càng cần tỉnh táo và nhanh nhạy để không mắc lỗi.

Trong môi trường công sở, cấp trên không chỉ đánh giá bạn qua cách làm việc, hiệu suất công việc mà còn có thể thấy được tính cách, bản chất thông qua cách đối đáp. Từng cách hành xử, từng câu nói của bạn đều khẳng định bản chất nên lúc nào cũng cần thận trọng khi lên tiếng.

Một người có trí tuệ cảm xúc cao chắc chắn sẽ có cách trả lời cấp trên lễ phép, nghiêm túc và khôn ngoan. Đừng để mỗi câu nói của bạn đều khiến cấp trên không hài lòng và khả năng thăng tiến xa vời hơn.

Trên thực tế, khi chúng ta dốc công dốc sức làm một việc gì đó đến cùng, sếp thường sẽ gửi lời khen ngợi, động viên. Nhiều người không ngại nói “Cảm ơn nhé, bạn vất vả rồi” khi chứng kiến nhân viên chăm chỉ làm việc. Thường chúng ta sẽ nghĩ đây là một lời cảm ơn, thế nhưng lãnh đạo có thể suy nghĩ sâu sắc hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

Khi sếp nói “bạn vất vả rồi”, người thường đáp “không có gì”, người EQ cao có cách ghi điểm tuyệt đối - Ảnh 1.

Trong một số trường hợp, câu nói “Cảm ơn nhé, bạn vất vả rồi” quả thật có nghĩa khen ngợi và khích lệ. Họ đang ghi nhận những gì bạn đạt được và mong bạn tiếp tục giữ vững phong độ. Vì vậy, nhiều nhân viên vui mừng và vội đáp “Không có gì ạ”, “Em không vất vả chút nào ạ”...

Thế nhưng đối với một số người, đây lại là câu nói ám chỉ bạn nên chăm chỉ hơn, trước đó không thực sự nỗ lực hết sức. Vì vậy, khi cấp trên nói lời cảm ơn và khẳng định bạn đã vất vả rồi, người EQ cao sẽ chẳng vội mừng. Họ sẽ có các cách đáp trả sếp phù hợp, khôn ngoan khẳng định mình là người có trí tuệ cảm xúc cao.

1. Thái độ cầu tiến, khẳng định ngày càng nỗ lực

Nếu như người bình thường hay đáp lại lãnh đạo bằng cách nói “Không có gì”, người EQ cao lại khẳng định thái độ cầu tiến, lúc nào cũng nỗ lực và chứng minh năng lực. “Dạ thật mừng vì lãnh đạo hài lòng. Đó là việc em nên làm, dù có chút khó khăn và hơi nhiều công sức nhưng rất may là kết quả vẫn tốt đẹp. Em đã học được nhiều kinh nghiệm từ sau việc này nên chắc chắn lần tới em sẽ hoàn thành tốt hơn nữa” chính là câu nói khéo léo, khôn ngoan mà bạn nên đáp trả sếp.

Khi sếp nói “bạn vất vả rồi”, người thường đáp “không có gì”, người EQ cao có cách ghi điểm tuyệt đối - Ảnh 2.

Nhìn chung, bạn không cần phải nhắc quá nhiều về công sức mình bỏ ra ra sao, khó khăn như thế nào… Bạn chỉ cần thể hiện rõ thái độ cầu tiến, sẵn sàng đối mặt với những dự án sau để lãnh đạo thấy sự nghiêm túc và nỗ lực ấy. Qua lời đáp trả ngắn gọn, sếp cũng đủ hiểu bạn phải trải qua khó khăn nhưng vẫn cố gắng hết mình và đạt được kết quả.

2. Nhìn thái độ cấp trên, thể hiện thái độ khiêm tốn

Bạn nhớ rằng khi cấp trên nói “Cảm ơn, bạn vất vả rồi” thì cần nhìn biểu cảm của người đó. Nếu như người đó vừa nói vừa nhíu mày tỏ vẻ không thoải mái hoặc liếc nhìn bạn một cách dò xét thì có lẽ đó không phải một lời khen ngợi. Lúc này, sếp có thể đang thầm nhắc nhở bạn hãy chăm chỉ và chú tâm vào công việc hơn.

Khi sếp nói “bạn vất vả rồi”, người thường đáp “không có gì”, người EQ cao có cách ghi điểm tuyệt đối - Ảnh 3.

Người EQ cao không chỉ biết nhìn vào biểu cảm, thái độ của cấp trên khi họ nói chuyện mà còn biết đáp trả thông minh. Khi phát hiện sếp đang ngầm nhắc nhở mình, người EQ cao sẽ giữ thái độ khiêm tốn và đưa ra lời hứa hẹn. “Dạ em chưa làm được điều gì to tát và phải cố gắng nhiều hơn nữa ạ. Em mong rằng thời gian tới em thực hiện dự án mới sẽ được lãnh đạo quan tâm và giúp đỡ em nhiều hơn. Em sẽ nỗ lực nâng cao năng lực từng ngày để cải thiện hiệu quả công việc” là một trong những câu trả lời phù hợp với hoàn cảnh này.

Các cách ứng xử khi đối diện cấp trên không hề dễ dàng, nếu bạn không bình tĩnh và khôn ngoan sẽ rất dễ mắc sai lầm. Đối diện với những câu khen ngợi của cấp trên bạn càng cần dè chừng và phân tích xem thông điệp mà lãnh đạo gửi tới mình là gì. Có như vậy, bạn mới dễ dàng nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm của sếp mình.

Theo Sohu

Huyền Giang

Phụ nữ Việt Nam

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên