MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi trẻ mất kiểm soát cảm xúc, 5 cách giao tiếp của bố mẹ sẽ giải quyết vấn đề tận gốc rễ, giúp con phát triển EQ cao vượt trội

04-12-2021 - 21:08 PM | Sống

Khi trẻ mất kiểm soát cảm xúc, 5 cách giao tiếp của bố mẹ sẽ giải quyết vấn đề tận gốc rễ, giúp con phát triển EQ cao vượt trội

Trẻ mất bình tĩnh, không kiềm chế được cảm xúc, phần lớn là do cha mẹ không biết cách hướng dẫn.

Trẻ em cũng giống như người lớn, mỗi ngày đều trải qua đủ cung bậc cảm xúc buồn vui, giận dữ, chán nản, tuyệt vọng... Chỉ là ở độ tuổi của trẻ, chúng chưa học được cách kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của bản thân và cứ để cho cảm xúc được giải phóng ra ngoài bằng đủ mọi hình thức mà chúng có thể nghĩ ra tức thời.

Chính vì điều này, phụ huynh cần phải học cách chấp nhận và tôn trọng cảm xúc của con cái. Quan trọng hơn nữa là phải hướng dẫn con giải phóng cảm xúc một cách chính xác, để không gây tổn thương cho con, cũng không tổn hại đến những người xung quanh.

Khi trẻ mất kiểm soát cảm xúc, 5 cách giao tiếp của bố mẹ sẽ giải quyết vấn đề tận gốc rễ, giúp con phát triển EQ cao vượt trội - Ảnh 1.

Tại sao trẻ mất kiểm soát cảm xúc?

Trẻ mất bình tĩnh, không kiềm chế được cảm xúc, phần lớn là do cha mẹ không biết cách hướng dẫn. Trong tiếng Anh, cảm xúc là emotion, giải thích dễ hiểu là "Emotion = Energy in Motion" - tức là cảm xúc là dòng chảy của năng lượng .

Quản lý cảm xúc không phải là kìm nén nó, mà là cho nó một lối thoát và để "năng lượng" đó tuôn trào. Sự hiểu biết và thể hiện cảm xúc của trẻ vẫn còn trong giai đoạn sơ khai nên trẻ có thể trẻ sẽ la hét, ném đồ đạc và mất bình tĩnh, trẻ cũng sẽ dùng những hành động trực tiếp để thể hiện cảm xúc của mình.

Nếu đo trên thang nhiệt kế cảm xúc, nhiệt độ càng cao thì mức độ cảm xúc càng cao, biểu hiện ra ngoài càng mãnh liệt.

Khi trẻ mất kiểm soát cảm xúc, 5 cách giao tiếp của bố mẹ sẽ giải quyết vấn đề tận gốc rễ, giúp con phát triển EQ cao vượt trội - Ảnh 2.

- 0-6: Mức độ nhẹ, trẻ có những hành vi nóng nảy, giận dỗi thể hiện qua một số hành động như giậm chân, nói chuyện cộc cằn...

- 6-9: Mức độ trung bình, trẻ bắt đầu nổi nóng, la hét, ném đồ đạc, đóng sầm cửa, có các hành vi trêu tức bố mẹ...

- 9-10: Mức độ cao, trẻ bộc phát cảm xúc cực độ, thường đi kèm với la hét, khóc lóc và nói những lời khó nghe, thậm chí là hỗn hào, xấc xược...

Nếu phụ huynh có thể đi trước một bước, xác định được mức độ cảm xúc của con, giúp con giải tỏa cảm xúc một cách đúng đắn, trong nhiều trường hợp, sẽ có thể tránh được sự bùng nổ cảm xúc của trẻ - hay nói cách khác, ngăn chặn được việc trẻ bị mất kiểm soát cảm xúc.

Cách giao tiếp của bố mẹ giúp con có EQ cao vượt trội

Khi trẻ nóng nảy, lời nói và việc làm của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Những cách giao tiếp và xử lý khác biệt sau đây rất đáng để các bậc phụ huynh lưu tâm, hãy cùng tham khảo nhé.

1. Khi trẻ mất bình tĩnh và ném đồ đạc

Đừng nói: "Không được ném đồ nữa!".

Hãy nói: "Con ném đồ chơi đi như vậy, mẹ nghĩ con không thích chơi với chúng nữa. Con nói mẹ nghe có chuyện gì xảy ra được không?".

Khi con đã mất bình tĩnh, bố mẹ càng mắng thì càng phản tác dụng. Tốt nhất nên nói chuyện với con từ một góc độ khác, cho con hiểu rằng "con đang làm gì, hành vi của con đang không diễn ta được điều con muốn nói.

Khi trẻ mất kiểm soát cảm xúc, 5 cách giao tiếp của bố mẹ sẽ giải quyết vấn đề tận gốc rễ, giúp con phát triển EQ cao vượt trội - Ảnh 3.

2. Khi con hung hăng đánh người

Đừng nói: "Con thử đánh lại lần nữa coi!".

Hãy nói: "Giận hờn là chuyện bình thường nhưng con làm người khác đau, đánh người khác là không đúng".

Bố mẹ cần giúp con hiểu được rằng: Không có gì sai khi con có cảm xúc nhưng cách thể hiện là sai. Con không được phép đánh và đá người khác, không được làm tổn thương người khác và làm tổn thương chính mình. Việc trút giận một cách tiêu cực không phải là cách tốt nhất để giải quyết cơn giận.

3. Khi trẻ bị phạt vì làm điều sai trái

Đừng nói: "Con đứng úp mặt vào góc phòng ngay. Mẹ chưa cho phép thì con không được ra ngoài!".

Hãy nói: "Giờ mình tìm chỗ nào đó để cho con bình tĩnh lại nhé!".

Hình phạt lúc này chỉ làm cho cơn giận dữ của trẻ càng thêm leo thang. Đối với trẻ em, biết mình đã làm gì sai quan trọng hơn những hình phạt vô nghĩa.

Khi trẻ mất kiểm soát cảm xúc, 5 cách giao tiếp của bố mẹ sẽ giải quyết vấn đề tận gốc rễ, giúp con phát triển EQ cao vượt trội - Ảnh 4.

4. Khi trẻ tỏ ra ngang ngược, không nghe lời

Đừng nói: "Mẹ đã nhắc nhiều lần rồi, bây giờ con có nghe không hả?".

Hãy nói: "Giờ mẹ nói với con lần nữa, rồi con nói nhỏ cho mẹ nghe xem có phải con nghe đúng những gì mẹ nói không nhé!".

Bố mẹ càng quát mắng, âm lượng càng to, tông giọng càng cao thì trẻ càng không thể tiếp thu và sẽ phản kháng. Hãy thử nói bằng mức âm lượng khác, trẻ sẽ cảm thấy vui hơn giống như tham gia một trò chơi thú vị. Việc cho trẻ nhắc lại cũng mang lại hiệu ứng ghi nhớ và thúc đẩy trẻ hành động.

5. Khi con suy sụp và khóc

Đừng nói: "Mẹ đếm từ 1 đến 3, con nín ngay cho mẹ!".

Hãy nói: "Nếu màu xanh lá cây tượng trưng cho sự bình tĩnh, màu vàng tượng trưng cho sự chán nản, màu đỏ tượng trưng cho sự tức giận. Bây giờ mẹ đang đi từ căn phòng màu vàng sang căn phòng màu đỏ. Còn con thì sao? Con đang ở phòng nào và làm sao chúng ta có thể quay lại căn phòng màu xanh lá cây?".

Khi chúng ta tức giận, cơ thể sẽ phản ứng với sự căng thẳng, khiến chúng ta cảm thấy bất an. Ngoài việc ở bên con, cha mẹ cũng cần đưa ra hình ảnh trực quan về cảm xúc để biến những cảm xúc khó nắm bắt và trừu tượng trở nên cụ thể, giúp trẻ quản lý cảm xúc hiệu quả hơn.

Khi trẻ mất kiểm soát cảm xúc, 5 cách giao tiếp của bố mẹ sẽ giải quyết vấn đề tận gốc rễ, giúp con phát triển EQ cao vượt trội - Ảnh 5.

Để giúp trẻ quản lý cảm xúc của mình, có những điểm sau đây để tham khảo:

- Đồng cảm và nhận biết cảm xúc của trẻ.

- Đặt ra ranh giới và bắt trẻ em phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.

- Hướng dẫn và dạy trẻ cách quản lý cảm xúc một cách chính xác.

Khi trẻ buồn bã, tức giận hay sợ hãi cũng là lúc trẻ cần cha mẹ nhất. Chỉ khi bố mẹ đồng hành cùng con, giúp con xác định được cảm xúc chúng đang trải qua, chúng ta cũng đang dạy con cách tự xoa dịu bản thân, quản lý các cảm xúc của mình tốt dần lên. Khả năng này sẽ mang lại lợi ích cho trẻ suốt đời.

(Nguồn: Zhihu)

Theo Song Kỳ

Pháp luật và bạn đọc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên