MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khiến thế giới ngỡ ngàng với hàng loạt "siêu dự án tỷ đô" trạm Thiên Cung, tàu Thường Nga, cầu vượt biển dài nhất thế giới... Trung Quốc tham vọng điều gì?

14-07-2024 - 09:56 AM | Kinh tế số

Các siêu dự án như trạm Thiên Cung, tàu thăm dò Thường Nga, máy bay C919, du thuyền Adora Magic City với những công trình hạ tầng hiện đại như cầu Hong Kong - Chu Hải - Ma Cao, đường hầm Thâm Quyến - Trung Sơn đã vẽ nên bức tranh sống động về "cơn sốt" công nghệ tại Trung Quốc.

Khiến thế giới ngỡ ngàng với hàng loạt


Những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ mũi nhọn, cùng với sự kết hợp chặt chẽ giữa khoa học công nghệ và ngành công nghiệp hiện đại, đã tạo ra động lực phát triển mới, thay đổi cuộc sống của người dân.

Chuyên gia nghiên cứu Đinh Minh Lợi, thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, nhận định: "Đổi mới khoa học công nghệ đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế chất lượng cao ở Trung Quốc".

Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Trung Quốc ngày càng được nâng cao nhờ vào những đột phá trong các công nghệ chủ chốt, thúc đẩy công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Bên cạnh đó, sự lớn mạnh của các ngành công nghiệp mới nổi cũng góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng và chuỗi công nghiệp. Theo số liệu thống kê, giá trị gia tăng của "nền kinh tế mới" của Trung Quốc vào năm 2022 tương đương 17,36% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). 

Các ngành công nghiệp công nghệ cao, như công nghệ thông tin thế hệ mới, thiết bị cao cấp, hàng không vũ trụ, đã có những bước phát triển vượt bậc. Giá trị gia tăng của ngành sản xuất công nghệ cao từ năm 2013 đến năm 2023 tăng trưởng trung bình 10,3%/năm. Sản lượng robot dịch vụ, pin năng lượng mặt trời và đoàn tàu cao tốc - những sản phẩm mới nổi - cũng tăng mạnh mẽ, lần lượt là 23,3%, 54% và 63,2% trong năm 2023 so với năm 2022.

Ông Đinh Minh Lợi nhận định: "Những thành tựu trong đổi mới khoa học công nghệ đã được nhờ vào động lực cải cách. Trung Quốc không ngừng cải cách sâu rộng hệ thống và cơ chế khoa học công nghệ, tập trung vào việc thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất kinh doanh và khơi dậy tinh thần sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học". 

Để tạo động lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách khoa học công nghệ quan trọng. Chính phủ đã trao quyền tự chủ hơn trong việc điều chỉnh ngân sách nghiên cứu khoa học, cho phép các nhà khoa học linh hoạt sử dụng kinh tế. 

Đồng thời, Trung Quốc cũng "phá rào cản" và "xây dựng chuẩn mới" trong đánh giá, tạo điều kiện cho các nhà khoa học được đánh giá công bằng, minh bạch trên nhiều "đường đua" khác nhau. Việc nâng mức tối thiểu chia sẻ lợi nhuận từ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học từ 20% lên 50% đã góp phần thu hút và giữ chân nhân tài chất lượng cao.

Trong bối cảnh hiện nay, khi sự đổi mới công nghệ mới diễn ra sôi động và mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ tử, công nghệ sinh học... là những lĩnh vực thu hút sự quan tâm đặc biệt. 

Ông Đinh Minh Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gia tăng nguồn cung cấp nghiên cứu khoa học chất lượng cao. Cần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động tạo ra các bằng sáng chế chất lượng cao từ nguồn đổi mới khoa học công nghệ, đồng thời tăng cường dự báo và đánh giá về công nghệ đột phá và sáng tạo nguyên bản.

Cần tập trung vào nhu cầu của quốc gia, xác định chính xác và đầu tư vào các công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến, công nghệ tương lai có định hướng, ý nghĩa chiến lược và mang tính sứ mệnh. Bên cạnh đó, cần khuyến khích khu vực tư nhân và các nguồn vốn xã hội cùng tham gia vào quá trình này. 

Ông Đinh Minh Lợi cũng chỉ rõ rằng, mặc dù sở hữu hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh nhất thế giới, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với tác động khi các yếu tố ngoại cảnh thay đổi. Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghệ chủ chốt, nếu nguồn tri thức bị cắt đứt, Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng "có thị trường nhưng không có công nghệ".

Kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp tương lai được công bố hồi tháng 1/2024 đã vạch ra định hướng phát triển cho 6 lĩnh vực chính: sản xuất, thông tin, vật liệu, năng lượng, không gian và sức khỏe của tương lại. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) Kim Tráng Long cho biết: trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tập trung vào 6 lĩnh vực nêu trên, đặc biệt chú ý vào robot hình người, giao diện não - máy tính, metaverse, mạng Internet thế hệ tiếp theo, 6G, công nghệ tử, chế tạo ở cấp độ nguyên tử, khám phá đại dương và không gian.

Trung Quốc sẽ triển khai một loạt dự án nghiên cứu trọng điểm, đột phá trong các công ty chủ chốt, tạo ra các sản phẩm và thành tựu mang tính đột phá, đồng thời xây dựng vườn ươm doanh nghiệp trong các lĩnh vực này. 

Nhận định về bản thiết kế chiến lược này, ông Đinh Minh Lợi cho rằng: Để thúc đẩy nhanh quá trình nuôi dưỡng nhân tài và phát triển các ngành công nghiệp tương lai, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế chất lượng cao, cần phá vỡ lối mòn trong nghiên cứu công nghệ, tạo ra lợi thế tiên phong. Đồng thời, cần chú ý đến sự hợp nhất hiệu quả giữa việc kết thúc thúc đẩy cung cấp sản phẩm đổi mới và tạo nhu cầu cho sản phẩm đổi mới.

Nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm đổi mới là chưa đủ. Việc định hướng nhu cầu thị trường, ngăn chặn rào cản và tạo không gian phát triển mở rộng cho các công nghệ và sản phẩm mới cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của bản thiết kế chiến lược này.

Hoàng Hà

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên