Kho báu lộ thiên giữa lòng thành phố nhưng bị vứt đi không thương tiếc, thậm chí bị coi như "của nợ": Thế giới chạy đua tìm cách khai thác, ai nắm được bí quyết sẽ "ngập" trong bạc, vàng
Một thiết bị nhỏ bé nhưng chứa đầy kim loại quý đang bị vứt bỏ một cách lãng phí trong hàng triệu tấn rác thải điện tử mỗi năm.
- 13-11-2024Láng giềng Việt Nam đào giếng sâu 5.000 mét phá vỡ lớp đá 250 triệu năm tuổi, tìm thấy mỏ 'kho báu' khổng lồ, sẵn sàng khai thác nguồn tài nguyên quan trọng
- 11-11-2024Một nền kinh tế lớn phát hiện ‘kho báu khổng lồ’ phủ kín hàng triệu căn nhà, khai thác không xuể: Mở ra tương lai bền vững cho cả nhân loại
- 05-11-2024“Kho báu” lớn nhất trong lịch sử được phát hiện: Trải rộng 65.000 km2, tiềm năng cung cấp năng lượng vô hạn, cả thế giới chạy đua để khai thác
Khai thác vàng là một công việc khó khăn và gây ô nhiễm môi trường. Các mỏ thường ở vùng sâu vùng xa. Chúng cần máy đào, máy nghiền khổng lồ, nước và các hoá chất độc hại như axit, xyanua. Thế nhưng 1 tấn quặng có thể chỉ đãi được 10 gram vàng. Với mức giá hiện tại, số vàng đó trị giá hơn 800 USD.
Tuy nhiên, một nguồn khai thác khác ở thành thị có thể “màu mỡ” hơn cả các mỏ vàng thật. Đó chính là các bảng mạch in (printed circuit board - PCB). Chúng được tìm thấy trong núi rác thải điện tử đang ngày một chất cao.
Dù có nhiều ước tính khác nhau nhưng 1 tấn PCB có thể chứa 150 gram vàng nguyên chất. Chúng được dùng để tạo ra các kết nối điện ổn định trong bảng mạch. Ngoài vàng, các vật liệu khác có giá trị bao gồm bạc, palladium và đồng. Nếu thu hồi được, một tấn rác điện tử có thể mang lại 20.000 USD các vật liệu giá trị.
Theo Liên Hợp Quốc, năm 2022 có khoảng 62 triệu tấn đồ điện tử bị thải loại trên toàn cầu. Chúng bao gồm hàng gia dụng, máy tính, điện thoại di động… Người ta ước tính chưa đến 1/4 trong số đó được tái chế dù là dưới hình thức nào.
Thông tường, PCB được tách ra khỏi vật dụng, sau đó phải nghiền nát rồi đem đốt trong lò để làm tan chảy kim loại, hoặc xử lý bằng dung môi hoá học như axit. Quy trình này tạo ra một lượng lớn khí thải CO2 và nhiều phụ phẩm độc hại khó xử lý. Vì thế, các công ty đang phát triển một số phương pháp tái chế sạch hơn.
Một trong những giải pháp hẫp dẫn đó là sử dụng vi khuẩn để thực hiện tách chiết kim loại. Quá trình này có tên là bioleaching.
Đây là một ý tưởng không mới. Hơn 2.000 năm trước, quá trình tách chiết kim loại đã biến nước trong các mỏ đồng thành màu xanh lam. Tuy nhiên, mãi đến thập niên 1950, sau khi phát hiện vi khuẩn là nguyên nhân gây nên hiện tượng này, quá trình này mới được thương mại hóa để thu hồi vật liệu trong chất thải lỏng và rắn từ các hoạt động khai thác.
Bioleaching dựa vào quá trình trao đổi chất của một số loại vi khuẩn tự nhiên, chẳng hạn như Acidithiobacillus ferrooxidans, tạo ra chất oxy hóa hòa tan kim loại thành dung dịch. Sau đó, kim loại có thể được thu hồi bằng nhiều phương pháp tách và lọc khác nhau.
Quá trình này sẽ diễn ra chậm trong tự nhiên. Nhưng khi được đưa vào nhà máy hiện đại, bioleaching có thể được đẩy nhanh và cải thiện bằng cách sử dụng kết hợp các loại vi khuẩn tương tự. Những loại vi khuẩn này cũng có trong tự nhiên và an toàn khi sử dụng vì chúng không gây bệnh.
Công ty khai khoáng đô thị Bioscope Technologies đang xây dựng nhà máy sinh học tại Cambridge, Anh. Các đợt sản xuất thử nghiệm đã được tiến hành và dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất toàn diện vào tháng 1. Nhà máy có khả năng xử lý 1.000 tấn PCB mỗi năm.
Quy trình này có khả năng thu hồi hầu hết vàng, bạc, đồng và palladium từ PCB đã nghiền. Số lượng chính xác phụ thuộc vào loại mạch được tái chế. Vàng và các kim loại khác sau khi được thu hồi đủ tinh khiết để tiếp tục tái sử dụng trong thiết bị điện tử. Phần còn lại của bảng mạch như nhựa và sợi thuỷ tinh sẽ được đưa đến công ty khác để tái chế.
Sau tất cả các quá trình xử lý, không có gì bị vứt bỏ. Và những người đam mê vàng vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Theo The Economist
Đời sống và Pháp luật