Khó giảm lãi suất cho vay
Lãi suất trên thị trường tiền tệ chưa thực sự nóng, tuy nhiên mặt bằng lãi suất cả tiền gửi lẫn cho vay đang có xu hướng tăng lên. Theo TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, từ nay đến cuối năm giảm lãi suất rất khó khăn, mục tiêu đặt ra là cố gắng giữ được mặt bằng lãi suất như hiện nay.
- 22-05-2016Hạ lãi suất: Doanh nghiệp vẫn lo về khả năng vay vốn
- 20-05-2016Cam go "trận đánh" lãi suất
- 20-05-2016Ngân hàng Nhật gặp khó với lãi suất âm
-
Trên tổng thể, thị trường đang gặp rất nhiều khó khăn và cần những quyết sách nhanh, mạnh để ổn định thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp
-
Thương hiệu Việt, hàng Việt muốn đứng vững được trên thị trường thế giới trước hết phải đứng được trong niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam.
Ông từng nhiều lần đề nghị giảm lãi suất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn. Nhưng thưa ông, giảm bằng cách nào?
Với tình hình thị trường tiền tệ những tháng đầu năm thì khó mà giảm được lãi suất. Tôi nói thật, giữ được mặt bằng lãi suất như hiện nay (lãi suất cho vay trung và dài hạn dao động 9,3% - 11%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 6% - 7%/năm; trung và dài hạn là 9% - 10,5%/năm) đã là quá tốt. Trong bối cảnh hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cần phải theo dõi sát diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để ổn định mặt bằng lãi suất.
Theo ông, vì sao không nghĩ tới chuyện giảm lãi suất cho vay?
Trước khi tính tới chuyện tìm cách giảm lãi suất cho vay cần phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng trong khi nhu cầu vốn trên thị trường vẫn bình thường, chưa có gì đột biến.
Thứ nhất, các ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn thì khó lòng giảm lãi suất được. Tương tự như huy động trái phiếu chính phủ (TPCP) mấy năm trước đây, ngân sách nhà nước chủ yếu huy động thời hạn ngắn để đầu tư cho các công trình, dự án có thời gian hàng chục năm, đến thời điểm đáo hạn, lại phải huy động ngắn hạn để đáo hạn nên lãi suất TPCP tăng liên tục và ở mức rất cao.
Thứ hai, nhu cầu đầu tư phát triển của Nhà nước rất lớn, cộng với việc phải tiếp tục vay đảo nợ cho khối lượng TPCP phát hành ngắn hạn những năm trước đây, trong khi thu ngân sách vẫn trong cảnh “giật gấu vá vai” nên ngân sách nhà nước rất tích cực huy động vốn trên thị trường thông qua phát hành TPCP. Nguồn vốn trong nước có hạn, ngân sách nhà nước cũng muốn huy động, ngân hàng cũng muốn huy động khiến lãi suất tăng lên.
Thứ ba, điều này cũng rất đáng nói, do cần vốn nên lãi suất huy động TPCP rất hấp dẫn vì thế các ngân hàng thay vì huy động vốn để cho doanh nghiệp vay lại tham gia tích cực vào đấu thầu TPCP. Như vậy, doanh nghiệp nào muốn vay phải chấp nhận lãi suất cao hơn. Và cuối cùng là nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc, do xuất khẩu gặp khó khăn, tăng trưởng kinh tế chậm lại, có thể sẽ điều chỉnh tỷ giá, tác động đến tỷ giá VND/USD qua đó tác động lên lãi suất.
Ông có nghĩ đến nguyên nhân do hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, áp dụng lãi suất huy động USD 0% cũng gây sức ép lên lãi suất VND không?
Việc áp dụng lãi suất USD 0% là chủ trương hoàn toàn đúng. Khi mới thực hiện chủ trương này, một số người lo ngại lượng kiều hối - một trong những nguồn lực vô cùng quan trọng - sẽ bị giảm. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh áp dụng lãi suất USD 0% không ảnh hưởng gì đến lượng kiều hối chuyển về nước. Người ta gửi tiền về nước để đầu tư vào nhiều kênh khác nhau chứ không chỉ để gửi ngân hàng lấy lãi.
Hạn chế cho vay bằng USD cũng là chủ trương hết sức đúng đắn. Tất nhiên, hạn chế cho vay ngoại tệ cũng tạo áp lực nhất định lên lãi suất VND nhưng không lớn. Áp dụng lãi suất USD 0% và hạn chế cho vay ngoại tệ đã góp phần đáng kể trong việc chống dollar hóa nền kinh tế. Bước đầu, Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong việc chống dollar hóa, nhưng theo tôi, cần phải có giải pháp đừng để lượng ngoại tệ trị giá nhiều tỷ USD “nằm chết” trong két sắt của người dân. Với lãi suất huy động 0% và tâm lý “đồng tiền đi liền khúc ruột” của người Việt, người ta thà cất tiền trong két sắt còn hơn nhờ nhà băng giữ hộ.
Nhưng nếu trả lãi suất tiền gửi USD, nhiều người lo ngại sẽ phá hỏng thành quả chống dollar hóa, thưa ông?
Nền kinh tế đang thiếu vốn mà một nguồn lực khổng lồ nằm trong dân không được đưa vào khai thác, sử dụng thì vô cùng lãng phí. Tôi không nói rằng tái áp dụng trả lãi suất huy động ngoại tệ hay mở rộng hoạt động cho vay bằng ngoại tệ, mà là tìm cách để sử dụng nguồn vốn này.
Thưa ông, vậy huy động bằng cách nào?
Nghị quyết số 99/2015/QH13 cho phép phát hành 3 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế trong năm 2015 và 2016 nhưng đến nay Bộ Tài chính chưa thực hiện. Vì vậy, thay vì phát hành trái phiếu quốc tế có thể phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ ở thị trường trong nước. Để chống dollar hóa, Bộ Tài chính cam kết, khi đáo hạn vẫn thanh toán lãi bằng ngoại tệ nhưng quy đổi ra VND với tỷ giá tại thời điểm thanh toán. Nếu ngân sách huy động được nguồn ngoại tệ trong nước bằng cách này sẽ không ảnh hưởng gì tới việc chống dollar hóa và còn có thể giảm được lãi suất VND.
Tôi cũng muốn nói thêm rằng, phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ ở thị trường trong nước không phải bán trực tiếp cho người dân, mà phải xây dựng hành lang pháp lý để thành lập các quỹ đầu tư tín thác. Người dân đầu tư ngoại tệ vào quỹ đầu tư tín thác, quỹ này sử dụng nguồn ngoại tệ của người dân đầu tư vào trái phiếu ngoại tệ và một số kênh đầu tư khác, trả gốc và lãi cho người dân.
Báo đấu thầu