MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khoa học chứng minh: Không có sự đánh đổi giữa kiểm soát dịch bệnh và kinh tế!

10-04-2020 - 18:43 PM | Tài chính quốc tế

Các số liệu trong quá khứ cho thấy khi phải đối mặt với đại dịch càng mạnh, nền kinh tế càng có thể phục hồi tốt hơn.

Với phần lớn các khu vực trên thế giới đang ở chế độ phong tỏa hoặc cách ly xã hội để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19, nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra liên quan tới việc điều gì sẽ xảy ra với nền kinh tế sau khi dịch bệnh qua đi. Và nghiên cứu mới từ một nhà kinh tế tại Trường Quản lý Sloan - trực thuộc Viện Công nghệ Massachusetts - cho thấy đặt việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng lên hàng đầu chính là điều tạo ra sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn cho sau này.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ đại dịch cúm đã quét qua nước Mỹ vào năm 1918-1919, cho thấy các thành phố càng có hành động mạnh mẽ để hạn chế các tương tác xã hội và dân sự thì lại càng có sự tăng trưởng kinh tế nhiều hơn sau khi thời kỳ này kết thúc.

Khoa học chứng minh: Không có sự đánh đổi giữa kiểm soát dịch bệnh và kinh tế! - Ảnh 1.

Câu ngạn ngữ: "Cái gì không giết chết được bạn sẽ khiến bạn trở lên mạnh mẽ hơn" dường như cũng áp dụng cả vào kinh tế học.

Thật vậy, các thành phố thực hiện can thiệp xã hội và các can thiệp y tế công cộng khác chỉ sớm hơn 10 ngày so với các khu vực khác đã ghi nhận năng lực sản xuất tăng 5% sau khi đại dịch kết thúc, đến năm 1923. Tương tự, mỗi 50 ngày cách ly xã hội có giá trị đánh đổi tương đương với 6,5% mức tăng năng lực sản xuất, trong một thành phố nhất định.

"Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy các thành phố tích cực can thiệp vào sức khỏe cộng đồng có hậu quả kinh tế tiêu cực", Emil Vernell, phó giáo sư tại Viện Quản lý Sloan, người thực hiện nghiên cứu cho biết. "Bạn càng can thiệp sâu, hiệu quả mang lại cho bạn sẽ càng tốt."

Theo quan điểm của giáo sư Vernell thì không hề có sự đánh đổi giữa sức khỏe cộng đồng và các hoạt động kinh tế sau đó. Và càng những nơi khó bị ảnh hưởng bởi đại dịch lại càng khó có thể xây dựng lại năng lực kinh tế của họ một cách nhanh chóng, so với các khu vực còn lại.

Báo cáo này nhận được nhiều sự quan tâm, bởi đồng tác giả của nghiên cứu này với giáo sư Verner chính là Sergio Correia, một nhà kinh tế thuộc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Stephen Luck, một nhà kinh tế của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York.

Khoa học chứng minh: Không có sự đánh đổi giữa kiểm soát dịch bệnh và kinh tế! - Ảnh 2.

Dịch bệnh chỉ làm cho các nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hơn sau khi nó qua đi.

Để tiến hành nghiên cứu, ba học giả đã kiểm tra số liệu thống kê tỷ lệ tử vong từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), dữ liệu kinh tế lịch sử từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ và thống kê ngân hàng do nhà kinh tế tài chính Mark D. Flood biên soạn, sử dụng Báo cáo tiền tệ thường niên do chính phủ Mỹ phát hành.

Thông qua đó, các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu về đại dịch cúm 1918-1919 để xem có bài học nào rút ra từ nó có thể áp dụng cho cuộc khủng hoảng hiện nay.

Nhìn chung, nghiên cứu chỉ ra rằng, tác động kinh tế của đại dịch là rất nghiêm trọng. Sử dụng dữ liệu cấp nhà nước, các nhà nghiên cứu nhận thấy sản lượng sản xuất ở Mỹ giảm 18% trong năm 1923, sau đợt dịch cúm cuối cùng xảy ra vào năm 1919.

Tuy nhiên, nhìn vào hiệu ứng trên 43 thành phố, họ đã tìm thấy các kết quả kinh tế khác nhau đáng kể, liên quan đến các chính sách cách ly xã hội tương ứng. Hầu hết các thành phố đều thực hiện các biện pháp như đóng cửa trường học và nhà hát, cấm các cuộc tụ họp công cộng và hoạt động kinh doanh bị hạn chế.

Nhưng một số thành phố đã tiến hành các biện pháp chặt chẽ và có thời gian lâu hơn, cũng có thành phố thiết lập hệ thống cách ly phong tỏa ít hơn. Các khu vực kinh tế bị ảnh hưởng, các ngân hàng cũng chịu nhiều tổn thất từ ​​các khoản vay mà các hộ gia đình và doanh nghiệp không thể chi trả do vỡ nợ.

Các thành phố như Oakland (California); Omaha (Nebraska); Portland (Oregon) và Seattle, với các chiến lược cách ly xã hội hơn 120 ngày vào năm 1918, đã có hiệu quả phục hồi kinh tế cao sau đó. Còn các thành phố như Philadelphia (Pennsylvania); St. Paul và Minnesota; Lowell (Massachusetts) với các chiến lược cách ly chưa đầy 60 ngày, đã có hiệu quả phục hồi kém hơn.

Theo các tác giả, các cuộc đấu tranh kinh tế xảy ra sau đại dịch cúm 1918-1919 đã làm giảm khả năng sản xuất hàng hóa của các công ty - nhưng giảm việc làm cũng đồng nghĩa với việc mọi người cũng có sức mua ít hơn.

"Các bằng chứng mà chúng tôi có cho thấy đại dịch tạo ra cả vấn đề về phía cung và vấn đề về phía cầu", theo ông Vernell. "Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi dịch bệnh luôn tăng mạnh ở nhiều chỉ số hoạt động kinh tế, bao gồm việc làm, sản lượng sản xuất, vay ngân hàng và hàng tồn kho."

Tuy nhiên, vị giáo sư này cũng cho biết có sự khác nhau về cấu trúc kinh tế giữa những năm 1910 và 1920. Nhưng vẫn "có một số điểm cần học" và mọi người hãy luôn nhớ rằng "kinh tế học trong một đại dịch khác với kinh tế học trong thời kỳ bình thường".

Tham khảo MIT

Khoa học chứng minh: Không có sự đánh đổi giữa kiểm soát dịch bệnh và kinh tế! - Ảnh 3.

Theo Bảo Nam

Tổ quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên