MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khoa học Công nghệ - Động lực tăng trưởng mới với nền kinh tế

Khoa học Công nghệ - Động lực tăng trưởng mới với nền kinh tế

Đối phó với môi trường lạm phát cao, các ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới liên tục tăng lãi suất khiến nỗi lo sợ, bi quan phủ bóng các chỉ số chứng khoán toàn cầu. Mặt khác, đây cũng là cơ hội hiện hữu cho các nhà đầu tư dài hạn mua được cổ phiếu giá trị với mức điều chỉnh sâu.

Trong hội thảo trực tuyến C2C – Connecting to Customers tổ chức vào ngày 31.5.2022 tới, các chuyên gia HSC và FPT sẽ cùng thảo luận về cơ hội đầu tư giá trị vào ngành công nghệ và cổ phiếu FPT.

Chúng tôi có bài phỏng vấn với bà Vũ Thị Thu Thủy - Giám đốc Bộ phận Phân tích & Nhận định thị trường, Khối Khách hàng cá nhân của HSC về chương trình này.

Theo bà, cổ phiếu ngành nào vẫn tăng giá trong môi trường lạm phát và lãi suất tăng?

"Lãi suất tăng thì cổ phiếu giảm" đã trở thành một kiến thức phổ biến trong giới đầu tư. Nguyên nhân vì ở chiều doanh nghiệp, chi phí lãi vay tăng sẽ làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp, do vậy các ngành có tổng mức đầu tư lớn, tỷ lệ đòn bẩy cao như bất động sản hay sản xuất công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng lớn. Ở chiều cổ phiếu, khi lãi suất chiết khấu tăng thì định giá cổ phiếu dựa trên dòng tiền tương lai sẽ bị giảm, đặc biệt ở các doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản, dòng tiền hình thành trong tương lai lớn.

Lý thuyết là như vậy, nhưng giá cổ phiếu có biến động như vậy không? Trên thực tế, thống kê cho thấy thị trường chứng khoán thường đi trước, phản ánh thông tin và điều chỉnh sớm. Khi ngân hàng trung ương liên tục tăng lãi suất, giá cổ phiếu lại tăng. Điều này đã đúng trong 11/12 lần FED tăng lãi suất trong quá khứ, với mức tăng trung bình 9.4%/năm. Cổ phiếu các ngành thuộc S&P500 hầu như đều giảm sau 1 tháng kể từ khi FED tăng lãi suất, nhưng sau đó 1 năm có nhiều ngành lại tăng trở lại như Công nghệ (19%), Năng lượng (15%), Bất động sản (12%), Tiện ích công (9%)…

Khoa học Công nghệ - Động lực tăng trưởng mới với nền kinh tế - Ảnh 1.

Trong 12 giai đoạn FED tăng lãi suất, thị trường cổ phiếu S&P500 tăng trung bình 9.4%/năm (Nguồn: Truist Advisory Services, HSC)

Khoa học Công nghệ - Động lực tăng trưởng mới với nền kinh tế - Ảnh 2.

Lợi nhuận cổ phiếu theo ngành S&P500 sau đợt tăng lãi suất đầu tiên, từ 1994 (Nguồn: Evercore ISI, HSC)

Vậy liệu ngành Công nghệ có phải là động lực tăng trưởng mới của kinh tế Việt Nam và thế giới trong thời gian tới?

Theo tổ chức nghiên cứu về năng suất của Châu Á (APO), các nhân tố tổng hợp (TFP) - thường để chỉ tiến bộ khoa học – công nghệ, được dự báo sẽ tăng đáng kể tỷ trọng đóng góp trong tăng trưởng GDP của Việt Nam, từ mức chỉ 1.3% trong 2010-2025, tương đương 22% tăng trưởng GDP lên mức 2.4% trong 2025-2030, tương đương 34% tăng trưởng GDP. Có thể nói, khoa học công nghệ chính là động lực tăng trưởng mới và quan trọng bậc nhất đối với kinh tế Việt Nam.

Khoa học Công nghệ - Động lực tăng trưởng mới với nền kinh tế - Ảnh 3.

Các động lực tăng trưởng GDP Việt Nam 1975 – 2030 (Nguồn: APO Productivity Databook 2021, HSC)

Khoa học Công nghệ - Động lực tăng trưởng mới với nền kinh tế - Ảnh 4.

Tuyển dụng và Chuyển đổi số là sống còn với DN (Nguồn: PwC Pulse Survey, HSC)

Khủng hoảng do đại dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế thế giới lao đao, nhưng cũng mở ra cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp trong đó có ngành công nghệ. Đầu tư vào chuyển đổi số trở thành một chiến lược sống còn với doanh nghiệp để thích ứng với nền kinh tế số đang phát triển như vũ bão. Trong báo cáo mới nhất, Công ty dữ liệu quốc tế IDC đã đưa ra dự báo đầu tư chuyển đổi số toàn cầu tăng tốc trong 2022, với tốc độ tăng trưởng trung bình (CAGR) 2021-2025 là 16.4%, tới 2025 sẽ đạt con số 2,8 nghìn tỷ USD, và lần đầu vượt mức tổng đầu tư 10 nghìn tỷ USD cho 1 giai đoạn 5 năm.

Bà đánh giá thế nào về tiềm năng của FPT?

Phát huy sức mạnh và tầm nhìn của công ty công nghệ số 1 Việt Nam, FPT đã "biến nguy thành cơ", tận dụng sự bùng nổ của thị trường chuyển đổi số toàn cầu do Covid 19 để phát triển mảng chuyển đổi số thành mảng kinh doanh trọng yếu, mũi nhọn của FPT với hàng loạt sản phẩm dán nhãn công nghệ Việt Nam nhưng lại sánh vai với các đối tác hàng đầu thế giới. FPT đã và sẽ đồng hành cùng Chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội trong hành trình chuyển đổi số và góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – Cuộc cách mạng số.

Với hơn 30 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Công ty cổ phần FPT đang hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi: Công nghệ, Viễn Thông và Giáo dục. FPT sở hữu hạ tầng viễn thông phủ khắp 59/63 tình thành và không ngừng mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu với 179 văn phòng tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hội thảo C2C được HSC tổ chức vào 15h30 ngày 31.5.2022 tới đây sẽ khai thác chủ đề: "FPT: Công nghệ Việt Nam, vị thế toàn cầu" với 02 khách mời đến từ FPT sẽ là cơ hội để nhà đầu tư lắng nghe những chia sẻ về tiềm năng thị trường chuyển đổi số trên toàn cầu cũng như các chiến lược, sản phẩm của FPT để nắm bắt, biến các tiềm năng này thành các con số tài chính ấn tượng.

Chuỗi hội thảo "Connecting to Customers" được HSC tổ chức định kỳ hằng tháng/quý nhằm kết nối nhà đầu tư với lãnh đạo các doanh nghiệp và các chuyên gia phân tích, tư vấn của HSC.

Trong đó, nhà đầu tư sẽ được Ban lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ về chiến lược hoạt động cũng như kết quả kinh doanh cập nhật nhất, đồng thời có thể đặt ra các câu hỏi cho Doanh nghiệp và chuyên gia HSC về thị trường chung, ngành cũng như những triển vọng tăng trưởng của Doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.

Nhà đầu tư đăng ký tham dự Hội thảo tại: https://event.hsc.com.vn/c2c_fpt/

Mở tài khoản chứng khoán online và học chứng khoán miễn phí với HSC tại đây: https://online.hsc.com.vn/mo-tai-khoan.html

https://cafef.vn/khoa-hoc-cong-nghe-dong-luc-tang-truong-moi-voi-nen-kinh-te-20220525160253554.chn

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên