Khối kinh tế mới sắp xuất hiện
Khu vực này bao gồm Nga, Iran, Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan - những quốc gia giàu tài nguyên năng lượng như dầu mỏ.
- 11-10-2022Nhà kinh tế học El-Erian: Fed phạm phải 2 sai lầm "lịch sử", đẩy kinh tế Mỹ đến một cuộc suy thoái lẽ ra có thể tránh
- 11-10-2022Nhật Bản mở cửa trở lại: Đặt mục tiêu thu về 5 nghìn tỉ yên từ du khách
- 11-10-2022Nobel Kinh tế 2022 vinh danh nghiên cứu về khủng hoảng tài chính
- 11-10-2022Trung Quốc tiếp tục phong tỏa diện rộng
Khối kinh tế mới sắp xuất hiện
Hãng tin RT (Nga) đưa tin, hôm 6/10 vừa qua, Iran đã đề xuất thành lập một khu vực kinh tế chung cho các quốc gia giáp Biển Caspi.
Phó Tổng thống Iran Mohammad Mokhber cũng đề xuất áp dụng các thủ tục hải quan được đơn giản hóa được gọi là "hành lang xanh" trong khu vực.
"Iran ủng hộ hợp tác toàn diện với các quốc gia láng giềng, đặc biệt là các quốc gia Caspi ... Để tận dụng hết tiềm năng [thương mại] của khối nhà nước và khối tư nhân của các quốc gia Caspi ... Chúng tôi đề xuất tạo ra một khu kinh tế chung trong khu vực Caspi như một hành lang hải quan xanh", ôngMokhber nói tại Diễn đàn Kinh tế Caspi ở Moscow.
Cùng ngày, chính phủ Nga cũng cho biết, Nga, Iran và Azerbaijan đang tìm cách cùng phát triển du lịch trên Biển Caspi.
Biển Caspi. Ảnh: RT
Khu vực này bao gồm Nga, Iran, Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan - những quốc gia giàu tài nguyên năng lượng như dầu mỏ.
Đầu năm nay, Nga và Iran đã đồng ý mở rộng việc sử dụng đồng tiền quốc gia trong thương mại.
Nga và Iran nhất trí giao dịch năng lượng
Ngày 6/10, Phó Thủ tướng Nga Aleksandr Novak thông báo, Moscow và Tehran đồng ý trao đổi nguồn cung, gồm 5 triệu tấn dầu và 10 tỷ m3 khí đốt và giao dịch sự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.
Quan chức Nag nói thêm, hai nước hiện đang tìm kiếm các tuyến đường và các thỏa thuận kỹ thuật để trao đổi nguồn cung.
"Ở giai đoạn đầu, sẽ là khoảng 5 triệu tấn dầu và 10 tỷ m3 khối khí trong một năm", ông Novak cho hay, hai quốc gia hiện đang tập trung vào "các vấn đề về vận tải, hậu cần và giá cả".
Hồi tháng 5, Phó Thủ tướng Novak đã tiết lộ, Moscow và Tehran đang đàm phán về việc cung cấp các nguồn năng lượng cho phía bắc của Iran và đã thảo luận về các tuyến đường khả thi, bao gồm vận chuyển bằng đường biển, đường sắt và đường ống.
Vào tháng 7, Tập đoàn năng lượng quốc doanh Nga Gazprom và Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC) đã ký một thỏa thuận hợp tác phát triển hai mỏ khí đốt và sáu mỏ dầu ở Iran. Báo cáo cũng đề cập đến các hoạt động trao đổi với các sản phẩm dầu và khí đốt, thực hiện các dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và xây dựng các đường ống dẫn khí xuất khẩu.
Vào cuối tháng 9, hãng thông tấn Fars nói rằng, chi phí tiềm năng của thương vụ có thể trị giá 40 tỷ USD.
Thứ trưởng Bộ Dầu khí Iran Ahmad Asadzade nói với RIA hôm 6/10 rằng, Iran dự kiến sẽ ký một số thỏa thuận với Nga trong lĩnh vực dầu khí trong vòng nửa năm.
Tổ quốc