Khởi nghiệp bằng kinh doanh cafe vì tưởng dễ, thực tế thì sao?
Cà phê là một trong những thức uống quen thuộc của người Việt. Thưởng thức cà phê như một thói quen thường ngày và không biết từ bao giờ, đây dần trở thành nét văn hóa đặc sắc.
Chọn khởi nghiệp với cafe, nhiều người nghĩ đơn giản!
Không phải loại đồ uống "nhanh", phần lớn người Việt có thói quen thưởng thức cà phê một cách thong thả và nhâm nhi, như một thói quen hàng ngày, từ không gian sang trọng tới phong cách "lê la" quán xá, vỉa hè, từ lúc thảnh thơi hay khi làm việc căng thẳng, cà phê luôn có thể trở thành thức uống đồng hành.
Cafe hay cà phê, nếu tìm kiếm 2 từ khóa này trên Google, chỉ trong 0,89 giây đã cho ra hàng trăm triệu kết quả. Tương tự, khi tìm kiếm "kinh doanh cafe" khoảng 15 triệu kết quả trong 0,37 giây hiện ra cho thấy độ rộng của thị trường và nhu cầu kinh doanh cafe cũng rất lớn.
Thời gian gần đây, mạng xã hội đã xuất hiện quan điểm: "Tại sao khi khởi nghiệp, nhiều người thường nghĩ đến mở quán cafe? Vì dễ?" thu hút sự chú ý của nhiều người. Rất nhanh chóng, quan điểm này đã gây ra rất nhiều tranh cãi trái chiều. Đã có nhiều sự thành công nhưng cũng không ít sự thất bại với những bài học to lớn về mục tiêu, vận hành, quản lý... Có một thực tế rằng khi khởi nghiệp với đồ uống, đặc biệt là cà phê, nếu không hiểu và lựa chọn được đúng mô hình kinh doanh cũng như hướng đi thì đường tới thành công cũng khá chật vật.
Cafe - vì là thức uống phổ biến nên khó "chiều"
Cafe là thức uống phổ biến, chính vì thế nên việc đảm bảo những công thức pha chế ngon giữ chân người uống là điểm quan trọng giữ chân khách hàng. Mỗi loại hạt cà phê, mỗi cách rang xay, mỗi cách pha chế sẽ tạo ra những hương vị khác nhau.
Với thị trường hiện tại, không khó để bắt gặp một quán cafe ở bất cứ đâu, thì việc cạnh tranh không chỉ đơn thuần tập trung vào hương vị đồ uống, mà còn là không gian, giá trị trải nghiệm khác biệt & ổn định. Đó là bài toán đòi hỏi các thương hiệu cần lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu, nhóm khách hàng phù hợp và một "định vị" thông minh để thu hút khách hàng.
Kafa Café - Mô hình nhượng quyền cà phê mang chất đường phố thành công ở thị trường "ngách"
Chọn lối đi vào thị trường ngách, trong khi các thương hiệu chạy đua vào việc đầu tư trong không gian đẹp, sang chảnh, cùng đồ uống bắt mắt để thu hút khách hàng thì Kafa lại "từ tốn" hơn với sự gần gũi mang đậm phong vị Hà Nội, mang chất đường phố nhưng không hề xuề xoà.
Phong cách thiết kế không gian mở, thoáng, ghế thấp, bàn nhỏ đơn giản, tận dụng không gian vỉa hè gần gũi, Kafa đã thực sự đẩy "cafe đường phố" lên thành một nét văn hoá. Ngồi cafe là phải lê la, ngắm nhìn phố phường, nhâm nhi thưởng thức, trò chuyện bên đĩa hướng dương.
Định vị phân khúc giá tầm trung, với khả năng tiếp cận lượng lượng khách hàng phổ thông, Kafa mang tới trải nghiệm thưởng thức cafe gần gũi hằng ngày nhưng được xử lý hết sức chỉn chu. Đây chính là lợi thế cạnh tranh lớn của Kafa khi tiếp cận thị trường tỉnh, trải dài từ Bắc tới Nam.
Không lựa chọn hướng đi nhượng quyền ồ ạt, Kafa Café lựa chọn hướng phát triển theo chiều sâu, tốc độ mở mới không quá nhanh so với đối thủ nhưng luôn tìm hiểu kỹ và lựa chọn nhà đầu tư thật sự phù hợp. Kafa "kỹ tính" cho từng đứa con tinh thần của mình, chú trọng hệ thống vận hành, giữ ổn định chất lượng đồ uống & luôn song hành cùng nhà đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ để đảm bảo sự đồng nhất trên toàn hệ thống. Đây cũng chính là những tiêu chí giúp cho các nhà đầu tư "sàng lọc" mô hình nhượng quyền nào phù hợp với mình.
Sự thành công của Kafa ở thị trường cà phê đầy cạnh tranh thể hiện ở những con số biết nói. Thương hiệu này mở hàng chục cửa hàng trong suốt hơn 2 năm qua, nâng tổng số cửa hàng trên toàn quốc lên tới con số 64. Với việc tự tin tiến quân vào thị trường phía Nam, Kafa Café mang theo tham vọng nâng tổng số cửa hàng của mình gia tăng, đưa "cà phê đường phố" thực sự trở thành nét văn hoá từ Bắc tới Nam.