Khối ngoại xả mạnh CTG, HDB, LPB phiên 28/2, mua ròng TPB và STB
Đáng chú ý, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng VPB liên tục trong toàn bộ 16 phiên giao dịch tháng 2.
- 27-02-2022Cổ phiếu nhiều nhóm ngành ở châu Á, trong đó có ngân hàng, sẽ chịu ảnh hưởng mạnh từ vụ xung đột Nga - Ukraine?
- 26-02-2022Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: VPB tăng mạnh nhất, một mã bị khối ngoại bán ròng hơn 7,5 triệu cp
- 25-02-2022Dòng tiền ầm ầm chảy vào nhóm cổ phiếu ngân hàng
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 2 ghi nhận diễn biến thiếu tích cực tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Kết phiên 28/2, thị trường ghi nhận 23 mã ngân hàng đóng cửa trong sắc đỏ, 2 mã tăng và 2 mã đứng giá tham chiếu.
Một trong những nhân tố khiến nhiều cổ phiếu ngân hàng ''rực lửa'' đến từ xu hướng bán ròng của khối ngoại.
Theo đó, mã ngân hàng bị bán ròng nhiều nhất trong ngày hôm nay là CTG của VietinBank. Cụ thể, khối ngoại bán ròng hơn 3,65 triệu đơn vị, tương đương giá trị gần 122 tỷ đồng – mức bán ròng mạnh nhất nhiều tháng qua. Đây cũng là mã bị khối ngoại rút ròng nhiều thứ hai thị trường trong phiên 28/2 chỉ sau HPG của Hòa Phát.
HDB của HDBank tiếp tục chịu xu hướng xả của khối ngoại khi ghi nhận 1,86 triệu cổ phiếu bị bán ròng với giá trị gần 53,6 tỷ đồng. Xu hướng bán ròng mạnh tại cổ phiếu HDB diễn ra trong nhiều phiên giao dịch của tháng 2. Đặc biệt, nhà đầu tư nước ngoài đã xả ròng gần 7,9 triệu cổ phiếu HDD hôm 24/2, tương đương giá trị bán ròng gần 227 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối ngoại cũng bán ra 2,1 triệu cổ phiếu LPB trong khi chỉ mua vỏn vẹn 1.100 đơn vị, tương đương rút ròng hơn 47,7 tỷ đồng.
Tương tự, nhóm nhà đầu tư này đã bán ra 525.000 cổ phiếu VPB của VPBank trong ngày hôm nay với giá trị gần 20 tỷ đồng. Như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng cổ phiếu VPB trong toàn bộ 16 phiên giao dịch tháng 2 với tổng mức xả ròng gần 2 triệu đơn vị.
Xu hướng rút ròng của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh VPBank dự kiến phát hành 15% vốn cho cổ đông chiến lược nước ngoài trong nửa đầu năm 2022.
Vào tháng 1 vừa qua, VPBank đã trình xin ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài từ mức 15% lên 17,5% vốn điều lệ. Phía ngân hàng cho biết việc điều chỉnh là đủ để ngân hàng triển khai phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài mới, đồng thời tạo điều kiện linh hoạt hơn cho các cổ đông nước ngoài hiện tại trong việc mua bán trên thị trường chứng khoán.
Ở phía ngược lại, TPB và STB là mã ngân hàng được khối ngoại mua ròng mạnh nhất phiên hôm nay với giá trị ''gom'' ròng đạt lần lượt 44,7 tỷ và 27,5 tỷ đồng.
Trí Thức Trẻ
- Khối ngoại gom cổ phiếu HDB phiên thứ 8 liên tiếp, giá tăng mạnh
- Nhiều cổ phiếu ngân hàng bật tăng mạnh, EIB được khối ngoại gom ròng hơn 3,9 triệu cp với thanh khoản đột biến
- Yếu tố nào giúp VIB đảo chiều tăng mạnh phiên 29/3?
- Chứng khoán Mirae Asset gọi tên 6 ngân hàng đáng chú ý trong năm 2022, một ông lớn Big 4 có lợi nhuận ước tăng hơn 101%
- Cổ phiếu ngân hàng chìm trong sắc đỏ, STB và BID giảm sâu kèm thanh khoản đột biến