Không cần cân bằng công việc và cuộc sống, thành công sẽ đến nếu bạn biết áp dụng 4 yếu tố này
Theo nghiên cứu gần đây của HubSpot, phần đông nhà lãnh đạo trẻ tuổi từng cho rằng cần phải cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, đó không phải là việc đơn giản và họ nhận thấy bản thân đã mắc phải sai lầm thật sự.
- 25-10-2017Đây là ảnh chụp não bộ của 2 đứa trẻ, đứa trẻ bên phải sẽ có một tương lai bất hạnh chỉ vì một hành động của phụ huynh
- 25-10-2017Phật dạy 4 nỗi khổ lớn nhất của đời người, chớ phiền muộn vì ai cũng phải trải qua nếu muốn đón nhận hạnh phúc
- 25-10-2017Câu thần chú “5 không trách, 7 không mắng”: Bí quyết hạnh phúc của mỗi gia đình
83% số doanh nhân được phỏng vấn trả lời rằng họ muốn dành nhiều thời gian hơn với gia đình. 68% người khác mô tả cuộc sống hiện tại của họ giống như một thách thức. Và để vượt qua, họ sẽ phải chia quỹ thời gian dành cho gia đình và sở thích một cách hợp lý.
Thực tế chứng minh, rất khó để có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Nếu làm đúng bạn có thể vui vẻ, thoái mái và không hề cảm thấy áp lực vì thời gian dành cho công việc và các mối quan hệ, sở thích đều hoàn hảo. Nếu làm sai, bạn khó có thể theo đuổi sự nghiệp thành công. Các nhà lãnh đạo trẻ đều đồng ý rằng thay vì quá chú trọng đến việc cân bằng công việc và cuộc sống, hãy tập trung vào 4 yếu tố cơ bản giúp bạn tìm đến con đường thành công nhanh hơn.
1. Làm việc cần có mục đích
Quá rõ ràng, làm bất cứ công việc gì dù nhỏ hay lớn đều cần phải có mục đích thì mới có thể hoàn thành. Tin tưởng vào mục đích của bản thân sẽ giúp bạn tìm thấy đam mê trong công việc. Qua đó, cũng sẽ cảm thấy có động lực và tích cực hơn. Nếu phải mất nhiều thời gian hơn để đạt được mục đích thì cũng sẽ không bị nản lòng và từ bỏ giữa chừng.
Những người thành công thường bị ám ảnh bởi mục đích của họ. Họ luôn ghi nhớ mục đích và trách nhiệm của bản thân khi làm bất cứ việc gì. Câu hỏi họ tự hỏi bản thân không phải là “làm thế nào để cân bằng cuộc sống và công việc” mà là “Tại sao tôi cần phải cân bằng cuộc sống và công việc?”.
Họ sẽ hỏi bản thân đang trải qua quãng thời gian bận rộn với công việc hay chỉ lơ đãng làm bất cứ việc gì để thời gian trôi qua thật nhanh? Nếu cảm thấy buồn chán với công việc hiện tại vì bản thân luôn nằm ở vùng an toàn thì sẽ lập tức làm điều gì đó để kích thích sự hứng thú. Người thành công biết được rằng họ cần phải “đánh thức” bản thân bằng mục đích và đam mê, không phải sự cân bằng cuộc sống và công việc. Mục đích mới là chiếc chìa khóa động lực quyết định sự thành – bại.
2. Có quan điểm cá nhân
Đôi khi sự cân bằng công việc và cuộc sống sẽ trở thành rào cản khiến công việc trở nên đình trệ. Bởi vì có không ít người sử dụng nó như một cái cớ để trì hoãn công việc hoặc không làm những việc mà họ nên làm.
Cuộc sống cần phải có những sự lựa chọn. Bạn có thể lựa chọn nỗ lực vì công việc dù phải làm thêm giờ hoặc rời văn phòng về nhà đúng giờ với gia đình, dành thời gian cho những đam mê khác. Có quan điểm và chính kiến riêng sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn cho công việc hoặc cuộc sống cá nhân. Không nên có thói quen bào chữa và tìm cách đổ thừa hậu quả không làm tốt công việc vì đời sống cá nhân bận rộn, không chăm sóc gia đình tốt vì công việc bề bộn.
Hãy đưa ra sự lựa chọn phù hợp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Thay vì đổ lỗi cho những yếu tố bên ngoài thì nên thành thật với cảm xúc của bản thân. Lựa chọn điều khiến bạn cảm thấy vui vẻ, thoái mái và có ích cho tương lai.
3. Xác định rõ việc cần ưu tiên
Cần phải biết cái gì cần phải làm trước và cái gì có thể làm sau để sắp xếp quỹ thời gian hợp lý, đẩy mạnh hiệu quả. Đó chính là nghệ thuật quản lý thời gian của những người thành công cả trong công việc lẫn cuộc sống. Nghiên cứu chỉ ra rằng 50% nhân viên bán hàng cho biết họ có thói quen kiểm tra email trước khi đi ngủ và 30% trong số họ thừa nhận những email công việc có ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống cá nhân của họ.
Đó là sự lựa chọn của họ và có thể sự lựa chọn này là sai lầm khi họ không biết phải ưu tiên giấc ngủ hay kiểm tra email. Tỷ phú Bill Gates chia sẻ ông có thói quen kiểm tra thư điện tử vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, đó là khoảng thời gian thích hợp để giải quyết công việc. Thay vào đó trước khi đi ngủ, ông sẽ nghiền ngẫm một cuốn sách giúp ông thư giãn và ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải thành thật với các mối quan hệ, ưu tiên mối quan hệ nào trước: ông chủ, đồng nghiệp, gia đình hay bạn bè? Tất nhiên, mỗi khoảng thời gian sẽ có những sự lựa chọn và ưu tiên khác nhau nhưng đừng quên mục đích thắt chặt các mối quan hệ cần thiết cho cuộc sống và công việc.
Một khi đã xác định được điều bản thân mong muốn thì cần phải thiết lập các ưu tiên, làm cho chúng rõ ràng và bắt đầu thực hiện. Ví dụ, bạn muốn dừng công việc vào 6 giờ tối, hãy tắt thông báo email, ngừng bàn tán về công việc với đồng nghiệp và ra khỏi văn phòng.
4. Cần tiến bộ
Cuộc sống phải đối mặt với những khó khăn, phía trước có thể xuất hiện một bức tường chắn ngang khiến bạn cảm thấy bị mất tinh thần, mệt mỏi với những điều đang làm. Bạn sẽ cảm thấy lười biếng và thất vọng. Nhưng nếu từ bỏ, bạn sẽ không bao giờ làm được bất kì điều gì có ý nghĩa. Cần phải có tầm nhìn và mục tiêu rõ ràng.
Đó là lý do vì sao phải nỗ lực, tiến bộ không ngừng vượt qua những khó khăn, thử thách. Nếu cảm thấy mất tinh thần, hãy tự hỏi bản thân đang làm việc gì, mục đích là gì? Quan trọng hơn, đó phải là điều thật sự bạn muốn đạt được. Thiết lập các mục tiêu quan trọng sẽ đảm bảo bạn luôn làm việc theo tiến trình để đạt được mục tiêu cuối cùng. Chỉ cần có sự tiến bộ dù là nhỏ nhất cũng sẽ giúp bạn cảm giác có được thành tựu. Hãy ghi nhớ những cột mốc tiến bộ của bản thân, lấy chúng làm động lực thúc đẩy sự tiến bộ. Cứ nỗ lực từng ngày, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy bản thân đang tiến gần đến đích thành công hơn.
CNBC