Không cần ngậm thìa vàng, những đứa trẻ sinh vào 3 thời điểm này rất may mắn, hàng triệu người phải ghen tị ngưỡng mộ
Từ nhỏ tôi đã không nổi bật về tài năng và ngoại hình, nhưng mỗi lần nhắc đến bố mẹ, tôi lại cảm thấy vô cùng hạnh phúc, tự hào và có sức mạnh. Thậm chí, dù gặp phải khó khăn gì, tôi vẫn luôn tràn đầy kỳ vọng đối với tương lai.
- 25-10-2023Khảo sát 6.500 phụ huynh, nhà nghiên cứu Harvard: Những đứa trẻ thành công nhất được bố mẹ nuôi dạy theo cách khác biệt này
- 24-10-2023Sống ở đất nước có 'những đứa trẻ khỏe mạnh nhất thế giới', người phụ nữ nhận ra 4 bí mật không phải ai cũng biết
- 23-10-2023Đứa trẻ xinh đẹp và đứa trẻ không có ngoại hình thu hút, ai thông minh hơn? Đây là câu trả lời từ loạt nghiên cứu khoa học
Xin chào mọi người, tôi là bố của Bánh Bao và Sâu Xanh. Năm nay tôi 35 tuổi, được làm bố của hai con nhỏ là trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cuộc đời giúp tôi thêm trưởng thành và hiểu ra nhiều chân lý trong cuộc sống.
Chị họ tôi mới có bầu hỏi tôi: Người ta nói ngày sinh có số và lộc, vậy tôi có nên cố tình chọn "ngày lành tháng tốt" để con tôi chào đời không?
Trước đây hay bây giờ, tôi đều không đồng ý với nhận định này, suy cho cùng, nếu đứa trẻ có thể giành chiến thắng ở vạch xuất phát chỉ bằng cách dựa vào "giờ sinh" thì mọi người không cần phải vất vả, mỗi ngày chỉ cần nằm xuống là mọi chuyện sẽ ổn thôi.
Song, trải qua quá trình cùng con lớn lên, tôi dần dần phát hiện ra rằng dù "thời điểm sinh ra" không thể quyết định một đứa trẻ có thể đi được bao xa hay thành tích của nó có thể cao đến đâu ở trong tương lai, nhưng bằng cách nào đó nó có thể quyết định môi trường nơi đứa trẻ được sinh ra.
Và "môi trường bẩm sinh" này thường có thể ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình phát triển của trẻ, thậm chí còn đóng vai trò quyết định trong cuộc đời của trẻ.
Cũng giống như thế hệ đi trước đặc biệt chú trọng đến "thời tốt, ngày tốt lành" khi nói đến đám cưới, đám ma, sự ra đời của một sinh linh mới cũng có những "thời điểm tốt lành" nào đó. Và nếu có thể sinh vào những lúc này, thì xác suất rất cao là một em bé may mắn.
Vậy, vào thời điểm nào thì những đứa trẻ sinh ra có thể được coi là "em bé may mắn"? Đừng vội coi đây là mê tín, hôm nay tôi sẽ dẫn các bạn đi tìm hiểu thêm về nó, dù có một điều cũng đủ khiến người khác ghen tị.
Thời điểm vợ chồng hòa hợp
Trong quan niệm truyền thống, dường như mọi vấn đề giữa vợ chồng đều có thể được giải quyết bằng việc có "con". Nhưng trên thực tế, con cái không phải là công cụ để giải quyết "mâu thuẫn vợ chồng", thậm chí có thể trở thành tác nhân khiến mối quan hệ vợ chồng tan vỡ.
Bởi vì việc sinh con chắc chắn sẽ phá vỡ sự cân bằng và ổn định ban đầu của gia đình, đòi hỏi nhiều sức lực và thời gian hơn, cơ hội để vợ chồng quản lý mối quan hệ và giải quyết những khác biệt cũng sẽ giảm đi rất nhiều.
Đối với trẻ em sinh ra trong gia đình này, ngay khi chào đời chúng đã mang gánh nặng bởi một sứ mệnh to lớn như làm cầu nối hài hòa cha mẹ, là tâm điểm giúp gia đình hạnh phúc...Nếu may mắn, không khí hạnh phúc được đi lên, nhưng ngược lại thì hàng loạt vấn đề tâm lý xuất hiện.
Vì vậy theo tôi, nếu có "thời điểm tốt" để sinh con thì đó phải là thời điểm mà mối quan hệ giữa bố và mẹ ổn định, tức cuộc sống của họ hòa thuận … Xét cho cùng, chín trên mười điều trong cuộc sống sẽ không như ý, chúng ta không thể yêu cầu tất cả các cặp vợ chồng suốt đời tránh xa những cuộc cãi vã. Quan trọng là, dù họ ồn ào nhưng vẫn tôn trọng lẫn nhau, họ tranh cãi nảy lửa nhưng vẫn còn tình yêu chân thành. Chẳng phải đứa trẻ được sinh ra trong môi trường như vậy đang rất may mắn sao?
Như nhà tâm lý học hôn nhân người Mỹ John Gottman đã nói: Khi cha mẹ có mối quan hệ tốt và tương tác vui vẻ, khung cảnh hôn nhân đẹp đẽ của họ có thể mang lại cảm giác an toàn cho con cái, con cái có thể trưởng thành và học tập tốt hơn thay vì luôn để ý xem bố mẹ có cãi vã, mâu thuẫn, sa ngã hay không. Từ đó, rơi vào trạng thái lo lắng, bất an.
Tôi đã từng xem một chủ đề trên Internet: Một đứa trẻ lớn lên trong môi trường có cha mẹ yêu thương và gia đình hòa thuận sẽ như thế nào?
Đây là một câu trả lời được đánh giá rất cao: "Từ nhỏ tôi đã không nổi bật về tài năng và ngoại hình, ngoài khả năng ăn uống cũng không có ưu điểm nào khác. Nhưng mỗi lần nhắc đến bố mẹ, tôi lại cảm thấy tự hào và có sức mạnh, giống như ta là trung tâm của vũ trụ. Tôi cảm thấy cho dù gặp phải khó khăn gì, tôi vẫn luôn tràn đầy kỳ vọng đối với tương lai".
Vì vậy, những đứa trẻ sinh ra trong môi trường có mối quan hệ gia đình hòa thuận và được cha mẹ yêu thương bề ngoài có thể không nhìn thấy nhiều nhưng trong lòng lại có một cảm giác hạnh phúc vô cùng.
Thời điểm điều kiện kinh tế tốt
Người xưa có câu: Đồng xu đánh bại anh hùng.
Có lẽ trước khi lấy vợ sinh con, hiểu biết của tôi về câu nói này chưa sâu sắc lắm, dù sao một người no thì cả nhà cũng không đói. Nhưng sau khi kết hôn và có con, chúng ta mới thấy rằng tiền không phải là tất cả, nhưng không có tiền thì điều đó thực sự là không thể.
Lấy việc sinh con làm ví dụ, sinh thường tốn hơn 10 triệu viện phí, chưa bao gồm trước đó có tiền đi khám thai định kỳ, tiền dinh dưỡng cho mẹ bầu, tiền mua sắm cho em bé trước sinh...Nếu có bảo hiểm thì tốt hơn, nhưng không có bảo hiểm thì phải tự chịu.
Ban đầu tôi nghĩ rằng mọi thứ sẽ tốt hơn sau khi đứa bé chào đời, nhưng nghĩ như vậy thì quá ngây thơ, bởi vì các khoản chi phí khác nhau không những không giảm mà còn tăng lên nhiều bậc so với trước đây. Chưa kể áp lực vay mua ô tô và vay mua nhà đang đè nặng lên tôi, đến lúc đó tôi thậm chí còn không được nói từ "mệt", chỉ biết gắng sức mà thôi.
Dưới sức ép của áp lực kinh tế, nhiều vấn đề chưa được phát hiện sẽ lần lượt xuất hiện. Ví dụ, vợ tôi, vốn luôn hiền lành, đức độ và rộng lượng, trở nên cằn nhằn không ngừng và bắt đầu lo lắng về những thứ như nhu cầu thiết yếu hàng ngày, gạo, dầu, muối, sữa, bỉm cho con,...
Một ví dụ khác, sự cân bằng ổn định ban đầu của cuộc sống hôn nhân sẽ bị phá vỡ như lời hẹn ra rạp chiếu phim hàng tháng mà hai vợ chồng thỏa thuận sẽ dần trở thành quá khứ.
Bạn biết đấy, dưới sự xói mòn của thực tế, không ai có thể ngẩng cao đầu hoàn thành cuộc hành trình.
Vì vậy, nếu một đứa trẻ sinh ra trong hoàn cảnh này, rất có thể nó sẽ phải đối mặt với nhiều khía cạnh thực tế của cuộc sống khi tuổi đời còn quá sớm. Hơn nữa, cha mẹ bận rộn chạy khắp nơi, sẽ thiếu sự bầu bạn với con cái. Điều này không có lợi cho việc nuôi dưỡng tình cảm thân thiết, định hình tính cách và quan điểm sống của trẻ.
Và theo thời gian, dù là môi trường sống hay cơ hội học tập, chúng có thể trở nên kém hài lòng hơn những thứ khác.
Tốt hơn hết, bạn nên tận dụng tốt thời gian của mình, đảm bảo sự ổn định tài chính ở mức tối đa có thể và lên kế hoạch cho cuộc sống được duy trì trên mức trung bình. Có như vậy, trẻ em mới hạnh phúc và phát triển toàn diện.
Có ông bà nội ngoại giúp đỡ
Trước khi có con, tôi luôn quan niệm nếu có con thì phải tự mình chăm sóc và không để thế hệ đi trước can thiệp. Tuy nhiên, sau khi có con, tôi mới phát hiện ra những cặp vợ chồng có ông bà nội ngoại giúp đỡ chăm sóc con cái thì thật may mắn.
Tại sao nói như vậy? Bởi vì tôi là một ông bố nội trợ.
Từ khi trở thành ông bố nội trợ, tôi thấy đối với người nuôi con, nó giống như một chiếc điện thoại không thể tắt nguồn, phải giữ cho bộ não và cơ thể hoạt động ở tốc độ cao 24/24. Thành thật mà nói, tôi thực sự mệt mỏi.
Là một ông bố nội trợ, tôi kiệt sức cả về thể xác lẫn tinh thần, chưa kể những bậc cha mẹ phải cùng lúc chăm lo công việc, cuộc sống và con cái thì họ còn "siêu nhân" đến mức nào. Cũng giống như một người bạn của tôi, cô ấy bất ngờ mang thai đứa con thứ hai nhưng những người lớn tuổi trong gia đình cô ấy không đồng ý vì họ đã già, sức khỏe yếu và không thể chăm sóc cho hai mẹ con lúc bầu bí và ở cữ như trước nữa.
Nhưng bạn tôi luôn cảm thấy đây là lẽ sống nên nhất quyết muốn sinh con. Kết quả là, sau khi đứa trẻ ra đời chưa đầy hai tháng, trong nhà đã đầy đồ đạc vì thiếu người dọn dẹp. Rồi có lần ông nội đứa trẻ đã đánh rơi cháu khi đang bế trên nay vì mệt quá nên ngủ gục. Ông lão thì khóc lóc tự trách bản thân, cả nhà thì chạy sấp ngửa trong bệnh viện đến nỗi lo được cái này lại không lo được cái kia, thật sự là mớ hỗn độn.
Vì vậy, nếu bạn có bố mẹ nội - ngoại sức khỏe còn tốt, có thể làm lực lượng dự phòng để chăm sóc em bé thì đó thực sự là một điều may mắn. Đây không chỉ là lời chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ mà còn là lời chúc phúc cho con cái.
Từ những điều trên, theo quan điểm cá nhân của tôi, một đứa trẻ được sinh ra vào ngày tốt, tháng tốt nào không quan trọng, mà quan trọng là quan hệ vợ chồng có hòa thuận hay không, quan hệ gia đình có ổn định hay không, có tạo được môi trường cho con cái phát triển hay không...Nếu đáp ứng được những yếu tố này thì đứa trẻ có thể được coi là người có phúc theo đúng nghĩa.
Phụ nữ số