Nghiên cứu khoa học: Những đứa trẻ thông minh khuôn mặt thường có các đặc điểm sau
Trí thông minh của một đứa trẻ được biểu hiện qua nhiều yếu tố.
- 12-07-2023'Đứa trẻ thông minh nhất thế giới' biết viết năm 3 tuổi, ra sách năm 8 tuổi và thuyết trình tại Harvard năm 15 tuổi giờ ra sao?
- 23-04-20233 đặc điểm thường gặp ở trẻ thông minh
- 27-03-2023Ai nuôi dạy trẻ thông minh hơn? Không phải mẹ hay bà, đây mới là câu trả lời xác đáng của Đại học Yale
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe thấy những câu nói như "Con bé đó trông thông minh quá", "Con trai cô A. nhìn mặt rất thông minh",... Vậy "mặt thông minh" là mặt như thế nào?
Chúng ta vẫn thường nhắc nhở nhau không nên "nhìn mặt mà bắt hình dong" hay không phán xét ai đó qua vẻ bề ngoài. Tuy nhiên thực chất các nhà khoa học cũng đã từng nghiên cứu và phát hiện ra những người thông minh, trí tuệ cao thường có một số đặc điểm sau trên khuôn mặt:
1. Màu đồng tử mắt nhạt hơn
Một nghiên cứu của Đại học Washington đã chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa sự phát triển trí não của trẻ và màu sắc đồng tử mắt. Theo đó, màu sắc đồng tử càng nhạt thì trí tuệ của trẻ càng phát triển tốt và tương lai trẻ sẽ thông minh hơn.
Điều này là do giữa melanin trong cơ thể con người và hoạt động của tế bào não có mối liên hệ, càng ít melanin thì tế bào não càng hoạt động tích cực, trí tuệ của trẻ sẽ phát triển tốt hơn.
2. Vầng trán đầy đặn
Những người có vầng trán đầy đặn thường được khen là thông minh. Trong văn học, chúng ta cũng thường thấy những nhân vật thông minh, tài giỏi được miêu tả bằng những cụm từ như "vầng trán cao, đầy đặn",...
Theo các nhà khoa học, đại não của con người được chia thành bốn phần, được gọi là "thùy": Thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm và thùy thái dương. Thùy trán nằm ngay dưới trán của chúng ta. Nó có liên quan đến khả năng suy luận, tổ chức, lập kế hoạch, nói, di chuyển, biểu hiện trên khuôn mặt, thực hiện nhiệm vụ nối tiếp, giải quyết vấn đề, kiểm soát sự ức chế, tính tự phát, bắt đầu và tự điều chỉnh hành vi, chú ý, ghi nhớ và kiểm soát cảm xúc.
Vùng vỏ não trước trán là phần phía trước của thùy trán. Trừ phản xạ, còn tất cả những phản ứng đều được quyết định ở vùng vỏ não trước trán. Từ một số thí nghiệm, các nhà khoa học về não bộ đã chứng minh rằng: Nếu vỏ não trước trán của một người lớn hơn thì não sẽ phát triển tốt hơn. Đây là lý do tại sao những người có trán đầy đặn thường được cho là "thông minh".
3. Trẻ có thể cười sớm hơn
Bác sĩ nhi khoa người Mỹ Elin Wolf từng thực hiện một cuộc khảo sát thực nghiệm và phát hiện ra rằng những đứa trẻ biết cười sớm có thể sở hữu chỉ số IQ cao hơn. Điều này là bởi biểu cảm tươi cười trên khuôn mặt đồng nghĩa với việc trẻ phản ứng với các kích thích bên ngoài sớm hơn. Não bộ từ đó phát triển hiệu quả, dẫn đến trí thông minh của trẻ cao hơn.
Những đứa trẻ biết cười sớm thường rất nhạy bén và có kỹ năng quan sát tốt khi trưởng thành.
4. Đôi mắt có phản ứng tốt
Bạn có thể đánh giá một đứa trẻ có chỉ số IQ cao hay không qua đôi mắt. Điều này không có nghĩa là nhìn xem mắt trẻ có to, đẹp hay không mà phải nhìn vào phản ứng, trạng thái tinh thần thông qua ánh mắt của trẻ. Nếu mắt trẻ có phản ứng tốt khi nhìn những thứ xung quanh thì có nghĩa trẻ rất nhạy cảm với các kích thích bên ngoài và não của trẻ phản ứng nhanh. Những đứa trẻ như vậy nhìn chung thông minh hơn. Nếu mắt trẻ lờ đờ, chậm phản ứng với thế giới xung quanh thì thường kém thông minh hơn.
Tuy nhiên tất cả những điều trên chỉ là tương đối, không có gì tuyệt đối cả. Trí thông minh của một đứa trẻ ngoài yếu tố di truyền, bẩm sinh thì còn được quyết định bởi rất nhiều yếu tố khác như môi trường sống, cách giáo dục của gia đình,... Đặc biệt cách giáo dục của gia đình đóng góp một phần rất quan trọng.
Vì vậy trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cần tìm ra cách giáo dục phù hợp để giúp con phát triển trí thông minh một cách tốt nhất.
Phụ nữ Việt Nam