MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nếu không hiểu biết, cha mẹ dễ nhầm lẫn giữa trẻ thông minh và bất thường khi thấy những hành vi sau

08-07-2022 - 08:00 AM | Sống

Nếu không hiểu biết, cha mẹ dễ nhầm lẫn giữa trẻ thông minh và bất thường khi thấy những hành vi sau

Trẻ em có thể thể hiện trí thông minh cao ngay từ khi còn nhỏ, tuy nhiên nếu người lớn không biết sẽ có thể nhầm lẫn với sự bất thường và đối xử sai cách.

Cảnh báo bất thường ở trẻ bị nhầm với thông minh

Các bậc phụ huynh thường hiểu lầm những hành vi bất thường dưới đây là dấu hiệu của trẻ thông minh, nhưng thực tế lại không phải vậy, trẻ có thể đang mắc phải bệnh lý về sức khỏe tâm thần:

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Thiếu kiên nhẫn, nhạy cảm và năng lượng cao thường gặp ở trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý cũng như ở trẻ thông minh. Cũng có trường hợp trẻ thông minh bị rối loạn tăng động giảm chú ý. 

Nếu không hiểu biết, cha mẹ dễ nhầm lẫn giữa trẻ thông minh và bất thường khi thấy những hành vi sau - Ảnh 1.

Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường nhạy cảm, thiếu kiên nhẫn

Trầm cảm và rối loạn lưỡng cực

Trẻ thông minh có thể thay đổi tâm trạng mạnh mẽ, nhanh chóng nhận thấy các vấn đề. Hoặc có thể cảm thấy xa lánh những người khác. Những đặc điểm này cũng xảy ra ở trẻ em bị trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Trẻ trầm cảm và rối loạn lưỡng cực thường có tính khí thất thường, rối loạn tâm trạng và dường như không kiểm soát được tâm trạng của mình. Nếu hành vi đó thường xảy ra, cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ tới bác sĩ tâm lý để thăm khám chẩn đoán phù hợp. 

Rối loạn thách thức chống đối (ODD)

Những đứa trẻ thông minh thường tỏ ra có ý chí mạnh mẽ, trẻ không thích bị chỉ trích vì lối suy nghĩ độc đáo của mình. Tuy nhiên, trẻ rối loạn thách thức chống đối thường có suy nghĩ và hành vi tiêu cực, coi thường đến mức thù địch, không vâng lời người lớn. Trẻ thường có những cơn giận vô cớ dẫn đến tranh cãi, gây hấn nhất là với những người có quyền (ví dụ bố mẹ, ông bà, giáo viên) và từ chối thực hiện yêu cầu của người lớn. Nếu hành vi của trẻ kéo dài hơn 6 tháng, cha mẹ đừng chần chừ bởi lúc này trẻ cần được điều trị tâm lý phù hợp nếu không sẽ quá muộn.


Nếu không hiểu biết, cha mẹ dễ nhầm lẫn giữa trẻ thông minh và bất thường khi thấy những hành vi sau - Ảnh 2.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Trẻ thông minh thường sắp xếp mọi thứ thành những cấu trúc phức tạp, có xu hướng là người cầu toàn và duy tâm. Nhưng trẻ rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nhiều biểu hiện tiêu cực hơn, phản ứng thái quá và có thể làm bị thương bản thân hoặc người khác. 

Các triệu chứng thông thường bao gồm: Có bàn tay thô ráp, nứt (biểu hiện triệu chứng ở trẻ em cưỡng chế rửa); Sử dụng quá nhiều thời gian trong phòng tắm; Làm việc học tập rất chậm (vì ám ảnh về những sai lầm); Thực hiện nhiều chỉnh sửa trong học tập và sinh hoạt; Có các hành vi lặp đi lặp lại hoặc kỳ quặc như kiểm tra khóa cửa, nhai thức ăn một số lần nhất định, hoặc tránh chạm vào những thứ nhất định…

Thông thường, OCD có một sự khởi phát dần dần, âm thầm. Hầu hết trẻ em ban đầu che giấu các dấu hiệu và phải vật lộn với những triệu chứng nhiều năm trước khi phát hiện bệnh.

Vì vậy, để không nhầm lẫn hành vi của trẻ thông minh và hành vi của trẻ bất thường, cha mẹ cần đồng hành cùng con, quan sát con và chuẩn bị kiến thức để phân biệt, định hướng và giúp đỡ con khi cần thiết.

Sở hữu 6 đặc điểm này, trẻ thông minh hơn bạn tưởng rất nhiều 

Trẻ ham học hỏi và học rất nhanh

Nhu cầu học tập của trẻ thông minh sẽ cao hơn trẻ thông thường, chúng có xu hướng học hỏi mọi thứ mà bản thân muốn biết. Trẻ sẽ thể hiện điều này bằng sự đam mê đọc sách, thích thú khi được trao cơ hội tìm hiểu những thông tin chưa biết, có xu hướng đào sâu và học hỏi thêm các thông tin liên quan. Trẻ thường tìm tòi mọi cách để có đáp án cho một vấn đề khó hiểu nào đó. 

Nhiều trẻ còn có khả năng học và ghi nhớ nhanh một vấn đề khi chỉ cần nghe qua 1 – 2 lần, hiểu nhanh hơn so với bạn bè cùng trang lứa. 

Tò mò về thế giới xung quanh và đặt ra “mười vạn câu hỏi vì sao”

Trẻ thông minh thường đặt ra nhiều câu hỏi để thỏa mãn sự tò mò của bản thân về mọi thứ, không chỉ xoay quanh về một chủ đề mà còn mở rộng sang các khía cạnh khác nằm ngoài phạm vi của một bài học. Thông thường phụ huynh khó có thể trả lời hết các câu hỏi của trẻ và sẽ bị khó chịu nhưng đừng bắt trẻ ngừng đặt câu hỏi vì sẽ làm mất động lực và khiến trẻ sợ hãi việc đặt câu hỏi, việc giao tiếp trong tương lai. 

Cha mẹ nên tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc của trẻ để giải đáp chính xác, có kèm theo ví dụ minh họa càng tốt để trẻ dễ hiểu hơn. 

Nếu không hiểu biết, cha mẹ dễ nhầm lẫn giữa trẻ thông minh và bất thường khi thấy những hành vi sau - Ảnh 3.

Trẻ thông minh đặt ra vô số câu hỏi cho người xung quanh


Khả năng ngôn ngữ đặc biệt 

Trẻ thông minh khi được 4 – 5 tháng tuổi đã bắt đầu biết ngân nga theo nhạc hoặc tỏ ra thích thú khi được đọc truyện cho nghe, thậm chí trẻ còn nói được câu hoàn chỉnh trước 14 tháng tuổi. 

Vốn từ vựng của trẻ thông minh cũng phong phú nên trẻ thường hiểu và sử dụng nhiều từ hơn (cả ngôn ngữ trừu tượng và tượng hình) so với trẻ cùng độ tuổi. 

Nếu cha mẹ thông thạo ngôn ngữ khác nhau thì hãy thử giao tiếp với trẻ bằng nhiều ngôn ngữ nhất có thể nhằm khuyến khích trí não của trẻ phát triển nhanh hơn. 

Thường thích chơi cùng người lớn tuổi hơn 

Do sở thích và năng lực không tương đồng nên trẻ thông minh thường gặp khó khăn khi giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa, từ đó trẻ tìm đến người lớn như thầy cô, cô chú, anh chị… để giao tiếp. Trẻ cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi được nói chuyện, kết bạn với người lớn tuổi hơn. 

Tuy nhiên, cha mẹ cần quan tâm, khuyến khích trẻ chơi đùa với các bạn để không bị cô lập và thu mình vì khác biệt về khả năng trí tuệ. 

Nếu không hiểu biết, cha mẹ dễ nhầm lẫn giữa trẻ thông minh và bất thường khi thấy những hành vi sau - Ảnh 4.

Trẻ thông minh thích chơi với người lớn

Nói chuyện với chính mình

Trẻ thông minh có xu hướng thích ở một mình, chơi đồ chơi, sách tô màu hoặc giải câu đố. Đối với trẻ, việc chơi tự do một mình là cơ hội để khám phá mọi thứ và sáng tạo. 

Việc thích chơi một mình cũng chứng tỏ trẻ có hơi hướng nội, nên cha mẹ đừng thúc ép trẻ làm điều trẻ không thích. 

Khả năng tập trung cao độ

Trẻ thông minh thể hiện khả năng tập trung cao độ, ngay từ khi còn nhỏ trẻ đã bắt đầu quan sát và chú ý mọi thứ xung quanh. Chẳng hạn như trẻ đọc sách trong một thời gian dài rất chăm chú, không bị phân tâm.

Nếu không hiểu biết, cha mẹ dễ nhầm lẫn giữa trẻ thông minh và bất thường khi thấy những hành vi sau - Ảnh 5.

Trẻ thông minh khi làm bất kì việc gì đều rất tập trung

Ngoài ra, cũng có một số vấn đề mà trẻ thông minh gặp phải mà bố mẹ cần lưu ý khắc phục. Lưu ý, đây chỉ là trường hợp mà trẻ thông minh có thể gặp phải nhưng không nhất thiết trẻ nào cũng gặp. Đây cũng là những vấn đề hoàn toàn bình thường và trẻ có thể được uốn nắn bởi sự giáo dục hợp lý từ cha mẹ hoặc người hướng dẫn: Chán nản và thiếu kiên nhẫn; Muốn mọi thứ trở nên hoàn hảo; Suy nghĩ quá nhiều; Không tôn trọng giới hạn; Không hòa nhập với mọi người…

Nếu không hiểu biết, cha mẹ dễ nhầm lẫn giữa trẻ thông minh và bất thường khi thấy những hành vi sau - Ảnh 6.
https://cafef.vn/neu-khong-hieu-biet-cha-me-de-nham-lan-giua-tre-thong-minh-va-bat-thuong-khi-thay-nhung-hanh-vi-sau-20220708084443777.chn

Ánh Dương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên