10 món ăn không tốt cho phụ nữ mang thai nhưng hầu hết mâm cơm gia đình nào cũng có
Có rất nhiều món ăn không tốt cho phụ nữ mang thai nhưng trong mâm cơm của các gia đình lại thường xuất hiện. Mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu để hạn chế những thực phẩm này, tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé!
Rau mầm, rau sống
Rau mầm hay các loại rau sống có thể là thực phẩm tốt đối với sức khỏe, nhưng trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu không nên sử dụng. Trước khi mầm mọc, vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt nảy mầm qua các vết nứt trên vỏ.
Rau sống cũng vậy, dù trưởng thành trong môi trường nào thì chúng cũng rất dễ bị vi khuẩn, vi trùng bám vào. Các loại rau này do không được nấu chín trước khi ăn nên không có cách nào để tiêu diệt vi khuẩn.
Rau mầm có thể chứa nhiều vi khuẩn do đó mẹ bầu không nên ăn
Bệnh Toxoplasmosis là một bệnh bị gây ra do nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii, một trong những loại ký sinh trùng phổ biến nhất trên thế giới cũng là điều đáng lo ngại trong trái cây và rau quả chưa rửa. Vì vậy, phụ nữ có thai cần đảm bảo rửa kỹ sản phẩm dưới vòi nước trước khi sử dụng. Và tránh ăn trái cây hoặc rau bị thâm vì vi khuẩn có thể phát triển mạnh ở vị trí bị hư hỏng.
Dưa muối
Dưa muối làm trong vài ngày đầu, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitrit tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Dưa ở giai đoạn này có vị cay, hăng nồng, hơi đắng và chứa nhiều nitrat rất có hại cho cơ thể. Do đó, mẹ bầu không nên ăn dưa muối tại thời điểm mới làm.
Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao
Các loại cá như cá ngừ, cá thu… là những thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao. Sau khi ăn, chất này có xu hướng tích lũy lâu trong cơ thể người mẹ và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt thủy ngân còn gây tổn thương đến hệ thần kinh của mẹ và bé. Vì vậy, để tốt cho thai nhi, phụ nữ có bầu không nên ăn những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao.
Sử dụng có có hàm lượng thủy ngân cao có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi
Tuy nhiên, bà bầu có thể ăn các thực phẩm có hàm lượng thủy ngân thấp như: cá rô phi, cá hồi, các cá da trơn… Đây là nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin B12, kẽm, axit béo Omega-3 và DHA rất tốt cho não bộ.
Các loại thịt và cá sống hoặc tái
Sushi, bò bít tết, thịt cá còn sống đều có chứa một số loại vi khuẩn như salmonella, coliform, toxoplasmosis... có thể gây ngộ độc. Các loại vi khuẩn này chỉ bị tiêu diệt khi được nấu chín. Vì vậy, bà bầu không nên ăn các loại thịt cá đang còn sống hoặc tái chín trong thời kỳ mang thai
Thịt chế biến sẵn
Các loại thịt chế biến sẵn như: thịt nguội, xúc xích, giăm bông… đều có nguy cơ chứa vi khuẩn Listeria. Nếu bà bầu bị nhiễm loại vi khuẩn này thì có thể gây sảy thai. Vì vậy, khi muốn ăn các thực phẩm này thì cách tốt nhất là mẹ nên tự chế biến và nấu chín kỹ.
Thức ăn nướng
Thực phẩm nướng thường hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, để chế biến các món ăn này cần phải dùng than và gỗ làm chất đốt. Khi đốt lên, than sẽ tạo ra một loại chất độc nhiễm vào thức ăn, có khả năng gây ung thư. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến theo hình thức nướng để tốt cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Thịt nướng rất hấp dẫn nhưng là món ăn mẹ bầu cần loại khỏi danh sách trong mâm cơm hằng ngày
Gan động vật
Gan động vật là thực phẩm rất giàu sắt và vitamin A. Tuy nhiên, gan cũng là nơi giải độc và là kho chứa chất độc trong cơ thể động vật. Vì vậy, các mẹ nên hạn chế đưa thực phẩm này vào bữa ăn hằng ngày để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Một số loại rau
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu không nên ăn một số loại rau như rau ngót, mướp đắng, măng tươi, rau răm, khoai tây mọc mầm, đu đủ xanh… Vì đây là các loại thực phẩm có chứa chất gây co bóp tử cung nếu mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Đặc biệt trong măng tươi còn chứa cyanide có thể khiến bà bầu bị ngộ độc, khó thở, nôn ói, đau đầu, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Măng tươi chứa cyanide có thể khiến bà bầu bị ngộ độc
Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa không tiệt trùng
Sữa là nguồn cung cấp canxi và vitamin D giúp thai phát triển tốt về xương và răng. Tuy nhiên, một số sản phẩm chế biến từ sữa chưa tiệt trùng như pho mát đều có chứa vi khuẩn Listeria có thể gây sảy thai. Vì vậy, bà bầu cần kiểm tra thành phần có trong nhãn sữa, pho mát trước khi ăn. Đồng thời chỉ sử dụng các loại phomat được chế biến từ sữa tươi tiệt trùng.
Nước ngọt, đồ uống có cồn, caffein
Nước ngọt có chứa một lượng lớn đường, chất bảo quản, chất tạo mùi, tạo màu. Lượng đường này khiến mẹ bầu dễ bị tăng cân và gặp phải các biến chứng thai kỳ, đồng thời làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Trong khi đó, sử dụng đồ uống có cồn trong quá trình mang thai có thể gây hội chứng suy thai, dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng tới sự phát triển trí não và thể chất của trẻ. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn trong thai kỳ.
Sử dụng đồ uống có cồn trong quá trình mang thai có thể gây hội chứng suy thai, dị tật bẩm sinh
Ngoài ra, lạm dụng đồ uống chứa caffein sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ bầu sử dụng các thức uống chứa cafein trong một thời gian dài sẽ khiến em bé phải hoạt động quá tải. Cafein còn khiến nhịp tim của thai nhi đập nhanh hơn, dễ gây ra tình trạng như tim không đều và rối loạn giấc ngủ.
Trên đây là danh sách 10 loại thực phẩm mà mẹ bầu nên tránh xa trong quá trình mang thai. Hãy là những bà mẹ thông thái, lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Làm Mẹ Thật Tuyệt
Xem tất cả >>- Nếu không hiểu biết, cha mẹ dễ nhầm lẫn giữa trẻ thông minh và bất thường khi thấy những hành vi sau
- 6 sai lầm khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng khiến bệnh càng nặng thêm, tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm
- Nguồn dinh dưỡng vàng từ sữa mẹ: kháng virus giúp con tăng cường miễn dịch
- 5 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh: Khỏe cho mẹ, sữa đủ chất cho con
- 3 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Down ở thai nhi, ai cũng cần chú ý vì thế hệ tương lai