MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không cần phải mông lung về tài chính nữa, hãy áp dụng 4 cách đặt mục tiêu dưới đây để quản lý hiệu quả nhất

02-03-2024 - 20:27 PM | Lifestyle

Việc đặt ra mục tiêu tài chính cá nhân phù hợp chính là chìa khóa giúp bạn hoàn thành nó một cách hiệu quả.

Chúng ta thường được khuyên rằng để quản lý tài chính hiệu quả cần đặt ra mục tiêu tài chính cá nhân cho bản thân. Trên thực tế, không phải ai cũng có thể hoàn thành những mục tiêu đó. Việc đặt ra những mục tiêu tài chính vượt quá khả năng có thể là một trong những lý do dẫn đến việc thất bại hoàn thành mục tiêu tài chính. Bởi vậy mà việc đặt ra được mục tiêu tài chính phù hợp và khả thi là một điều kiện vô cùng quan trọng.

Bài viết này vạch ra các mục tiêu tài chính phổ biến nhất cũng như mách bạn cách để hoàn thành chúng trong thực tế. Tuy không phải tất cả đều có thể áp dụng ngay với bạn nhưng dù chỉ hoàn thành 1, 2 mục tiêu tài chính cũng sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều khi chẳng thể đạt được bất kỳ điều gì.

1. Trả nợ

Trả hết nợ luôn là một mục tiêu tài chính mà các chuyên gia khuyên bạn phải đặt lên hàng đầu. Nguyên nhân là bởi càng để lâu, số tiền bạn cần chi trả cho những khoản nợ cũng sẽ tăng thêm và như vậy thì áp lực tài chính mà bạn phải chịu cũng nặng nề hơn nhiều.

Trong chúng ta, dù ít hay nhiều cũng đều phải đối mặt với những khoản nợ khác nhau, nợ vay vốn, nợ trả góp mua nhà, mua xe. Việc trả hết nợ càng sớm càng tốt nhưng đây cũng là một mục tiêu khó đạt được, nhất là khi bạn đang trong tình trạng không mấy dư dả.

Vì vậy, để đạt được mục tiêu trả nợ, bạn có thể chia nhỏ chúng và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Những khoản nợ có lãi suất cao nên được trả trước, sau đó, bạn mới tập trung vào các khoản nợ khác. Việc chia nhỏ các khoản nợ giúp bạn dễ dàng hoàn thành mục tiêu tài chính đặt ra cũng như có tác dụng kích thích tâm lý hơn rất nhiều.

Không cần phải mông lung về tài chính nữa, hãy áp dụng 4 cách đặt mục tiêu dưới đây để quản lý hiệu quả nhất- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

2. Tiết kiệm tiền

Tiết kiệm tiền là mục tiêu tài chính của không ít cá nhân, nhưng đạt được nó thì không phải là điều mà mọi người đều làm được. Nếu bạn đặt ra mục tiêu tiết kiệm một số tiền lớn trong một khoảng thời gian nhất định, khả năng thất bại của bạn là rất cao. Đó là do trong cuộc sống bạn sẽ gặp phải những khoản chi tiêu bất ngờ khiến kế hoạch tiết kiệm gần như trở về con số không. Lúc này, rất nhiều người có tâm lý bỏ cuộc.

Để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân, bạn nên chia nhỏ các khoản tiết kiệm với thời gian thực hiện khác nhau. Ví dụ, khi bạn muốn có một chuyến du lịch, bạn nên đặt ra mục tiêu tài chính ngắn hạn cho nó.

Việc từng bước đạt được các mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn sẽ mang đến bạn tâm lý tích cực hơn. Trong khi đó, những mục tiêu tiết kiệm dài hạn như tiền hưu trí, tiền mua xe đòi hỏi bạn cần đặt kế hoạch lâu dài để hoàn thành nó.

Không cần phải mông lung về tài chính nữa, hãy áp dụng 4 cách đặt mục tiêu dưới đây để quản lý hiệu quả nhất- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

3. Theo dõi chi tiêu

Để đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân, bạn cần quản lý và theo dõi chi tiêu cá nhân thật chặt chẽ. Bằng cách này, bạn sẽ biết được tiền của mình được chi cho những khoản nào vào mỗi tháng, đâu là những khoản chi tiêu hợp lý và những khoản chi tiêu bất thường.

Từ đây, bạn có được cái nhìn tổng quát về thói quen chi tiêu cá nhân và dễ dàng đưa ra những quyết định cắt giảm chính xác cho những khoản được xem là thừa thãi. Nhờ vậy, các mục tiêu tài chính đặt ra như trả nợ hay tiết kiệm tiền cũng dễ dàng đạt được hơn.

Không cần phải mông lung về tài chính nữa, hãy áp dụng 4 cách đặt mục tiêu dưới đây để quản lý hiệu quả nhất- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

4. Đầu tư cho bản thân

Nhiều người trẻ cho rằng mục tiêu tiết kiệm cho việc nghỉ hưu còn quá sớm nhưng các chuyên gia lại có ý kiến ngược lại. Hãy bắt đầu tiết kiệm cho việc nghỉ hưu càng sớm càng tốt vì thời gian càng lâu dài, số tiền lãi bạn nhận được sẽ càng ấn tượng hơn.

Vì vậy, ngay từ hôm nay, bạn nên dành thời gian để suy nghĩ về mục tiêu tiết kiệm tiền nghỉ hưu và xem nó như việc đầu tư cho bản thân trong tương lai.

Không cần phải mông lung về tài chính nữa, hãy áp dụng 4 cách đặt mục tiêu dưới đây để quản lý hiệu quả nhất- Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Đặt ra mục tiêu tài chính quan trọng nhưng việc duy trì được nó mới là điều khó khăn nhất bạn gặp phải. Để nhắc nhở bản thân, bạn hãy lên lịch kiểm tra các mục tiêu tài chính hàng tháng. Mọi mục tiêu đều cần thời gian để thực hiện, dù bắt đầu với những con số nhỏ nhưng việc xây dựng thói quen lâu dài sẽ giúp bạn nhận được trái ngọt trong tương lai.

Theo Như Anh

Phụ nữ số

Trở lên trên