Không chỉ ở Việt Nam, người trẻ ở Hàn cũng có 'ám ảnh kinh hoàng' trước những câu hỏi ngày Tết
3 trên 4 người Hàn nhận thấy những câu hỏi 'Bao giờ cưới?' hay 'Lương bao nhiêu?' khiến Tết kém vui.
- 18-01-2023Sự trỗi dậy của “gia tộc ánh trăng”: Khi người trẻ chọn sống sang chảnh, du lịch vi vu nhưng chẳng thèm tiết kiệm một xu
- 16-01-2023Bài học tài chính cuối năm: Bão giá ập đến, người trẻ nhận ra không thể sống nhờ 1 nguồn thu nhập
- 16-01-2023Dịch vụ cho thuê đồ ở Hàn Quốc: Xu hướng của người trẻ muốn dùng hàng hiệu với giá phải chăng
Tương tự như Việt Nam, dịp Tết Nguyên Đán (Seollal) ở Hàn Quốc cũng là lễ đoàn tụ lớn nhất trong năm. Dù một số người trẻ vẫn chọn không nghỉ Tết để làm việc, học thêm hay tiết kiệm tiền... không ít người sẽ chọn về quê và quây quần bên gia đình.
Mặc dù niềm vui được gặp gỡ người thân sau thời gian dài xa cách vẫn hiện hữu, có một "nỗi sợ" khác có thể gây ám ảnh, đó là những câu hỏi tọc mạch của người thân, họ hàng. Khảo sát của công ty tư vấn hôn nhân Gayeon đã liệt kê ra những câu hỏi gây khó chịu hàng đầu.
Seollal là lễ đoàn tụ quan trọng trong năm của người Hàn.
Tùy thuộc vào độ tuổi, người Hàn cũng nhận những kiểu câu hỏi khác nhau. Nếu còn là học sinh, phổ biến sẽ là vấn đề chọn trường đại học. Người trưởng thành đã đi làm sẽ bị tò mò về tình trạng hôn nhân, việc làm, sự nghiệp...
1. Câu hỏi liên quan đến công việc:
Theo một cuộc khảo sát, câu hỏi khiến Tết kém vui nhiều nhất (với 45% số người được hỏi) là liên quan đến công việc. "Có kiếm được nhiều không? Bao giờ lên chức?" - Đây là câu hỏi phổ biến nhất do thị trường việc làm ngày càng biến động. Áp lực kiếm tiền cũng rất lớn với người trưởng thành ở Hàn Quốc.
2. Câu hỏi liên quan đến hôn nhân, tình trạng mối quan hệ:
Đứng thứ hai trong danh sách là câu hỏi liên quan đến mối quan hệ, làm 32% số người thấy khó xử. Xu hướng kết hôn muộn và không sinh con do áp lực cao ở Hàn khiến nhiều người lớn tuổi quan tâm đến chủ đề này, trong khi người trẻ cố gắng "né" nhất có thể.
Ngoài 2 lý do gây khó chịu hàng đầu trên, 11% số người cảm thấy khổ sở với việc phải lì xì, 7% kêu ca phải chăm sóc thú cưng, 4% phải làm việc và 2% than phiền về chế độ ăn dễ gây tăng cân dịp Tết.
Theo UOH, trong vòng 2 năm đại dịch (2020-2022), câu hỏi liên quan đến công việc đã soán ngôi các câu hỏi về hôn nhân để trở thành nhóm câu hỏi kém vui nhất. Điều này có thể do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch đến thị trường việc làm, hoặc thực tế là người dân Hàn đang dần thay đổi nhận thức về hôn nhân.
Nguồn: UOH
Tổ quốc