MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không có gì xấu hổ khi còn trẻ và NGHÈO: Ở nhà thuê, đi xe cũ, không ăn ngoài, bớt mua sắm quần áo và sau đó trở thành TỶ PHÚ

18-03-2022 - 22:51 PM | Lifestyle

Hoá ra trở thành tỷ phú không khó đến vậy!

Sam Dogen, người tạo ra blog Financial Samurai nổi tiếng, đã trở thành triệu phú đô la ở tuổi 28.

Sam cho rằng không có "công thức bí mật" nào để tích lũy tài sản. Tuy nhiên, con đường trở thành triệu phú dễ dàng hơn nhiều khi bạn ở độ tuổi 20: Bạn có nhiều năng lượng hơn, ít phụ thuộc hơn và chịu được rủi ro.

Dưới đây là 10 quy tắc kiếm tiền đã giúp Sam đạt được giá trị ròng 1 triệu đô la ở tuổi 28.

1. Tập trung học tập ở trường

Trốn học sẽ không giúp bạn đạt được bất kỳ điều gì. Nó chỉ làm tổn hại đến điểm số và kiến thức của bạn. Học phí cho mỗi năm có thể lên tới vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Vậy tại sao bạn không tận dụng nó?

Bạn có thể tin rằng điểm số không quan trọng. Song nó sẽ không thay đổi sự thật là cạnh tranh trên thị trường việc làm ngày càng căng thẳng. Một số người sẽ lên mạng và nói với bạn rằng “GPA không phải toàn bộ yêu cầu tuyển dụng", điều đó không có nghĩa là các công ty sẽ không nhìn vào bảng điểm.

Tốt nghiệp với điểm trung bình 3.78 đã giúp Sam tìm được việc làm tại Goldman Sachs - một ngân hàng đầu tư đa quốc gia nổi tiếng. Nhưng nó không dễ dàng. Anh ấy đã dành 6 tháng tích cực xin việc và trải qua 55 cuộc phỏng vấn trước khi nhận được lời đề nghị thử việc.

Không có gì xấu hổ khi còn trẻ và NGHÈO: Ở nhà thuê, đi xe cũ, không ăn ngoài, bớt mua sắm quần áo và sau đó trở thành TỶ PHÚ - Ảnh 1.

2. Không ngừng tiết kiệm

Sam đã từng là một sinh viên đại học nghèo. Do vậy chỉ cần tìm được một công việc với mức lương ổn định cũng khiến anh cảm thấy thật giàu có. Song, anh vẫn tiếp tục sống như một sinh viên trong nhiều năm ngay cả khi thu nhập của anh tăng lên. Chỉ đơn giản vì anh muốn tiết kiệm được nhiều tiền hơn. Đương nhiên nó yêu cầu rất nhiều ý chí và kỷ luật nhiều như anh đã làm.

Sam không viện lý do tại sao anh cần quần áo đẹp hoặc một chiếc xe hơi mới. Anh ấy đã thuê một căn phòng studio nhỏ với một người bạn trong 2 năm để giữ cho chi phí sinh hoạt ở mức tối thiểu. Điều đó cho phép anh ấy tăng tối đa số tiền có thể bỏ vào các khoản tiết kiệm. Hãy cố gắng để dành ít nhất 20% thu nhập sau thuế của bạn mỗi năm.

3. Làm việc chăm chỉ và biết vị trí của bản thân

Làm việc chăm chỉ hoàn toàn không yêu cầu quá nhiều kỹ năng. Khi ở văn phòng, hãy cố gắng hết sức. Đừng sa vào những cuộc nói chuyện với đồng nghiệp, hay những buổi ăn uống sau giờ tan làm quá nhiều. Bạn sẽ cảm thấy có chút mệt mỏi, nhưng khi còn trẻ, hãy thử một lần hết mình vì công việc.

Khi mới bắt đầu sự nghiệp, Sam đi làm lúc 5h30 sáng và tan làm vào lúc 7:30 tối. Anh đã học được rất nhiều điều, làm được nhiều việc hơn và nhận được sự công nhận từ các đồng nghiệp.

4. Xem xét cả chiến lược an toàn và rủi ro

Đừng điên cuồng và thổi bay tất cả tiền của bản thân. Tuy nhiên, hãy sẵn sàng thực hiện các thử nghiệm với chiến lược đầu tư của bản thân. Sam cho rằng, khi chúng ta còn trẻ, có rất ít thứ để mất, có thể chịu được rủi ro cao hơn.

Khi Sam 22 tuổi, anh ấy chỉ có khoảng 90 triệu đồng để đầu tư. Bất chấp điều đó, anh ấy đã đầu tư 80% số tiền của mình vào một cổ phiếu và nhận được lợi nhuận 5000%. Một phần là do may mắn. Nhưng anh ấy đã thực hiện nghiên cứu kỹ càng, chấp nhận rủi ro lớn và nó được đền đáp.

Không có gì xấu hổ khi còn trẻ và NGHÈO: Ở nhà thuê, đi xe cũ, không ăn ngoài, bớt mua sắm quần áo và sau đó trở thành TỶ PHÚ - Ảnh 2.

5. Hãy biến tài sản trở thành người bạn tốt nhất

Lạm phát là một con quái thú. Theo Sam, hãy đặt mục tiêu sở hữu một căn nhà khi bạn biết nơi bản thân muốn gắn bó và làm việc trong 5-10 năm tới. Giả sử, nếu bạn trả trước 20% cho một căn nhà và giá trị của nó tăng lên 3%/năm, bạn sẽ nhận được khoản lợi nhuận 15%.

Ở tuổi 26, Sam đã sử dụng số tiền kiếm được từ cổ phiếu và mua một căn hộ 2 phòng ngủ, 2 phòng tắm ở San Francisco với giá 13.2 tỷ đồng. Khi khoản thế chấp đã được trả hết và mỗi năm căn nhà lại tăng giá thêm 1 xíu. Nó tạo ra một nguồn thu nhập khá ổn định.

6. Sống như thể bạn là một người nghèo

Khi trở nên giàu có, bạn càng nên sống tiết kiệm hơn. Quá nhiều người trẻ lãng phí tiền bạc vào những thứ họ không cần - chỉ đơn giản là để khoe khoang với bạn bè hoặc những người lạ trên mạng xã hội.

Không có gì phải xấu hổ khi còn trẻ và nghèo. Lái một chiếc xe giá rẻ. Sống trong một ngôi nhà khiêm tốn. Không ăn ngoài hàng ngày. Đừng mua quần áo bạn không cần. Và sau đó trở thành tỷ phú!

Sau khi sở hữu khối lượng tài sản khổng lồ hơn, Sam đã mua một chiếc ô tô 6 năm tuổi và lái nó trong vào 10 năm tiếp theo. Sau đó, anh ấy thuê một chiếc Honda Fit và lái nó trong 3 năm. Sam vẫn mặc bộ quần áo thể thao bình thường đã từng sử dụng ở độ tuổi 20.

Không có gì xấu hổ khi còn trẻ và NGHÈO: Ở nhà thuê, đi xe cũ, không ăn ngoài, bớt mua sắm quần áo và sau đó trở thành TỶ PHÚ - Ảnh 3.

7. Có nhiều nguồn thu nhập hơn

Bạn có thể kiếm tiền bằng cách làm một công việc toàn thời gian hoặc bằng cách bắt đầu kinh doanh. Tốt hơn, bạn có thể làm cả hai. Theo thời gian, công việc làm thêm có thể biến thành một công việc kinh doanh lớn. Nó sẽ tạo ra thu nhập thậm chí nhiều hơn công việc toàn thời gian của bạn.

Năm 2009, Sam ra mắt Financial Samurai như một cách để giải quyết mọi sự hỗn loạn về tài chính. Anh ấy không nghĩ rằng trang web sẽ phát triển nhanh như vậy. Nó cho anh sự tự tin để thương lượng về việc thôi việc vào năm 2012 và rời bỏ công việc toàn thời gian của mình.

8. Trở thành “ông hoàng ngoại giao”

Để dẫn đầu, bạn phải xây dựng nhiều đồng minh càng tốt, một nhân viên chăm chỉ là chưa đủ. Bạn phải nói chuyện và tạo mối quan hệ với nhiều người càng tốt. “Net-working” có thể đưa đến cho bạn rất nhiều cơ hội.

Một khi bạn có những người đồng nghiệp đáng tin cậy và “quyền lực”, sự nghiệp của bạn sẽ “lên như diều gặp gió”. Sam luôn có những cuộc hẹn với đồng nghiệp ít nhất một lần một tuần. Xây dựng một mối quan hệ vững mạnh giúp anh ấy được thăng chức trở thành phó chủ tịch ở tuổi 27.

9. Đầu tư vào giáo dục

Năng lực là tài sản lớn nhất của bạn. Một nền tảng giáo dục vững vàng sẽ giúp bạn luôn đứng vững dù gặp bất kỳ khó khăn nào. Do đó, hãy tiếp tục mở rộng kiến thức của mình - ngay cả khi đã hoàn thành chương trình đại học. Nhờ có Internet, giờ đây bạn có thể học mọi thứ online, thậm chí là miễn phí.

Sau khi có được tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh, Sam tiếp tục tham gia các khóa học để cập nhật mọi thứ liên quan đến tài chính. Điều đó cũng thúc đẩy anh ấy tiếp tục viết về Financial Samurai. Tất nhiên, càng viết nhiều, thu nhập của anh ấy càng tăng cao.

Không có gì xấu hổ khi còn trẻ và NGHÈO: Ở nhà thuê, đi xe cũ, không ăn ngoài, bớt mua sắm quần áo và sau đó trở thành TỶ PHÚ - Ảnh 4.

10. Theo dõi tiến trình của bản thân

Số tiền tiết kiệm được quan trọng hơn số tiền bạn kiếm được. Nhiều người đã kiếm hàng triệu đô la và rồi cuối cùng phá sản sau vài năm, bởi vì họ không biết tiền của mình đi đâu.

Luôn kiểm soát chi tiêu của mình thông qua các hoá đơn bạn đã chi trả. Theo dõi dòng tiền, phân tích danh mục đầu tư, tính toán nhu cầu tài chính khi nghỉ hưu. Hãy luôn cập nhật “sức khỏe tài chính” của bản thân cũng như tinh chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

Ảnh: Tổng hợp

Theo Rika

Pháp luật & Bạn đọc

Trở lên trên