MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không có giải pháp nào cho ‘cơn nghiện dầu’ của châu Âu

29-03-2022 - 10:27 AM | Thị trường

EU quá phụ thuộc vào dầu và khí đốt của Nga trong khi việc tìm kiếm nguồn cung thay thế từ Trung Đông cũng không khả thi.

Một trong những chủ đề nóng nhất những ngày qua là khả năng châu Âu ban hành một lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga. Giá dầu thô liên tục biến động xoay quanh các cuộc đàm phán của EU, bên cạnh một vài diễn biến khác.

Anh và Mỹ đã cấm nhập khẩu dầu và nhiên liệu của Nga vào đầu tháng 3. Đối với cả 2 quốc gia này, dầu và nhiên liệu của Nga chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nhập khẩu dầu. Tuy nhiên, các lệnh cấm đã tác động tiêu cực rõ rệt đến giá nhiên liệu bán lẻ ở cả 2 nước.

Vậy điều gì khiến EU, sau cuộc đàm phán căng thẳng tuần trước, đã không đạt được thoả thuận cấm nhập khẩu dầu và nhiên liệu của Nga?

EU "nghiện" dầu mỏ

Nga cung cấp 29% lượng dầu thô, cũng như 51% sản phẩm dầu mỏ mà châu lục này tiêu thụ. Châu Âu tiêu thụ rất nhiều dầu và các sản phẩm từ dầu mặc dù khu vực này đang rất khao khát chuyển đổi sang năng lượng xanh. Nhưng đó không phải tất cả.

2 năm trước, 97% lượng dầu và sản phẩm dầu mà EU tiêu thụ đến từ các nguồn nhập khẩu bên ngoài, theo Eurostat. Mức độ phụ thuộc của EU vào dầu mỏ thậm chí còn lớn hơn Ấn Độ.

Rõ ràng, với mức độ phụ thuộc như vậy, lệnh cấm vận dầu mỏ đối với nhà cung cấp lớn nhất của mình sẽ là một thảm hoạ cho lục địa đen. Điều này đồng nghĩa các cuộc thảo luận vào tuần trước và được báo chí đưa tin rầm rộ không khác gì một động thái "đe doạ". Rõ ràng là từ ngày đầu tiên, các bên đều hiểu một lệnh cấm vận như vậy sẽ không sớm xảy ra.

Không có giải pháp nào cho ‘cơn nghiện dầu’ của châu Âu - Ảnh 1.

Một lệnh cấm vận dầu mỏ ngay lập tức với hàng nhập khẩu từ Nga "sẽ đồng nghĩa với việc đẩy đất nước chúng ta và toàn bộ châu Âu vào suy thoái", Thủ tướng Đức Olaf Sholz cho biết vào tuần trước.

"Vấn đề không phải chúng ta muốn hay không muốn mà là vấn đề chúng ta phụ thuộc vào dầu mỏ như thế nào", Ngoại trưởng Đức Annelena Berbock nói vào tuần trước. "Đức đang nhập khẩu rất nhiều (dầu của Nga) nhưng cũng có các quốc gia thành viên khác không thể ngừng nhập khẩu dầu từ ngày này sang ngày khác".

Thông điệp mà các quan chức này nói với thế giới chính là EU – giống Ấn Độ hay Trung Quốc, cả phần còn lại của châu Âu - mắc chứng "nghiện" dầu mỏ. Khi đã "nghiện" thì việc từ bỏ sẽ là "nói dễ hơn làm", mặc dù các chính phủ EU đã làm tất cả những gì có thể để kích thích người dân tiêu thụ ít dầu hơn, ít nhất là dưới dạng nhiên liệu ô tô bằng cách khuyến khích phát triển xe điện.

Còn việc tìm nguồn cung thay thế thì sao?

Tổng thống Ukraine gần đây thúc giục các nhà sản xuất dầu Trung Đông tăng sản lượng để giúp châu Âu giảm sự phụ thuộc vào Nga.

Tuy nhiên, đến nay các quốc gia dầu mỏ vùng Vịnh đã thể hiện rõ ràng là không sẵn sàng thúc đẩy sản xuất hoặc lên án các hành động của Nga tại Ukraine. Trên thực tế, UAE thậm chí đang củng cố mối quan hệ bền chặt hơn và Nga trong khi Ả-Rập Xê ít tái khẳng định cam kết với Nga trong nhóm OPEC+. Trừ khi nước này nhận được sự hỗ trợ cần thiết về an ninh từ Mỹ và châu Âu, nhà xuất khẩu dầu hàng dầu của OPEC sẽ vẫn "án binh bất động".

Không có giải pháp nào cho ‘cơn nghiện dầu’ của châu Âu - Ảnh 2.

Trung Đông cũng khó có lý do nào khác để thay thế vị trí của Nga ở châu Âu. "Việc phát vỡ các hợp đồng dài hạn và từ bỏ các thị trường béo bở của châu Á để cung cấp cho các nhà máy lọc dầu vốn đang suy giảm ở châu Âu trong vài tháng, hoặc vài năm, hoàn toàn không có ý nghĩa chiến lược", Reuters nhận định.

Do đó, châu Âu gần như sẽ vận phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài, cụ thể là Nga, bất chấp mọi nỗ lực trước mắt. Sẽ không có một kế hoạch 10 điểm nào xuất hiện vào lúc này để giải cứu "cơn nghiện dầu" của EU.

https://cafef.vn/khong-co-giai-phap-nao-cho-con-nghien-dau-cua-chau-au-20220329102701659.chn

Đức Nam

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên