'Sản vật trời ban' cho Đông Nam Á đưa Việt Nam và Thái Lan bước vào cuộc đua không hồi kết: Người Trung Quốc mê không lối thoát, có thời điểm cả thế giới chỉ duy nhất nước ta có hàng
Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 thế giới về diện tích và sản lượng sầu riêng, đồng thời trở thành một đối thủ nặng ký của Thái Lan tại thị trường tỷ dân.
- 19-09-2024Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm
- 18-09-2024'Mỏ vàng' đưa Việt Nam trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đua nhau chốt đơn, nước ta sở hữu công nghệ đẳng cấp nhất thế giới
- 17-09-2024Một mặt hàng từ Israel liên tục đổ bộ Việt Nam với mức giá gây sốc: Nhập khẩu tăng hơn 3.000%, là cứu tinh của nông sản Việt
Một loại trái cây được mệnh danh là "báu vật trời ban" cho Đông Nam Á chính là sầu riêng. Do các đặc điểm về khí hậu, sầu riêng hầu như chỉ được trồng tại khu vực này bao gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Philippines, Campuchia,…
Việt Nam đứng thứ 3 về diện tích và sản lượng (gần 1,2 triệu tấn) sau Indonesia (1,8 triệu tấn), Thái Lan (hơn 1,32 triệu tấn) tính đến năm 2023. Theo Tổng cục Thống kê, từ năm 2017 - 2022, bình quân mỗi năm diện tích trồng cây sầu riêng của Việt Nam tăng 24,5%.
Từ ngày 11/7/2022, sầu riêng đã chính thức được xuất khẩu sang Trung Quốc qua tất cả các cửa khẩu thông qua thỏa thuận nghị định thư kéo dài 3 năm giữa 2 quốc gia. Và vào ngày 19/8 vừa qua, hai nước đã ký nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam.
Cuộc đua gay cấn với Thái Lan tại Trung Quốc
Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 603.000 tấn sầu riêng, Trong đó, xuất sang Trung Quốc chiếm 98,6%.
Tại thị trường tỷ dân, Thái Lan và Việt Nam đang thay nhau trở thành nhà cung cấp lớn nhất. Thái Lan chiếm 68% thị phần nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc trong cả năm 2023.
Nhưng bước sang năm 2024, theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc, 2 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu hơn 32.000 tấn sầu riêng trong khi Thái Lan chỉ xuất khẩu vào Trung Quốc hơn 19.600 tấn. Thị phần sầu riêng của Việt Nam tại Trung Quốc tính theo kim ngạch giai đoạn này bất ngờ vượt qua Thái Lan, tăng lên 57%.
Tuy nhiên đến tháng 8 vừa qua, Thái Lan đã chính thức quay trở lại nắm giữ vị thế là nhà cung cấp sầu riêng hàng đầu cho Trung Quốc sau khi sụt giảm vào đầu năm nay.
Trong quý 2, sầu riêng nhập khẩu từ Thái Lan vào nước này đạt gần 2,67 tỷ USD, chiếm 75% tổng lượng nhập khẩu. Con số này cải thiện đáng kể so với mức 42,5% được ghi nhận trong quý 1.
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do quý II chính là thời điểm chính vụ thu hoạch theo mùa của Thái Lan khiến sản lượng tăng đột biến, bên cạnh việc sầu riêng Thái Lan vẫn giữ được uy tín lâu năm về chất lượng.
Lợi thế của sầu riêng Việt Nam
So với Thái Lan và nhiều nước khác, Việt Nam có lợi thế mùa vụ thu hoạch quanh năm, luôn có hàng để xuất sang Trung Quốc. Cụ thể, từ tháng 3 đến tháng 5 là giai đoạn thu chính vụ của sầu riêng ở miền Tây. Tháng 4 đến tháng 7 là vụ thu hoạch chính ở các tỉnh miền Đông. Tháng 5 đến tháng 7 là mùa sầu riêng thu hoạch chính vụ ở Tây Ninh và Bình Phước. Tháng 7 đến tháng 8 là thời điểm thu hoạch chính vụ ở Đắc Lắc và tiếp tục thay phiên các khu vực thu hoạch cho đến tháng 3 năm sau
Tại Thái Lan, quốc gia này có 4 vùng trồng sầu riêng chính là vùng phía Bắc, vùng Đông Bắc, vùng Trung tâm và vùng Phía Nam. Năng suất sầu riêng Thái Lan trung bình chỉ đạt 6,5 tấn/ha và mùa sầu riêng chỉ kéo dài vỏn vẹn từ tháng 3 đến tháng 6.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, một lợi thế của sầu riêng Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc là giá thành cạnh tranh, thấp hơn sầu riêng của Thái Lan đến 20%.
Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng 4, giá nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan là 5,80 USD/kg, tăng nhẹ so với mức trung bình chung là 5,38 USD/kg. Ngược lại, sầu riêng Việt Nam được nhập khẩu với giá 4,22 USD/kg.
Việt Nam giáp Trung Quốc nên giao thông đi lại thuận tiện, chi phí logistics thấp khi chỉ cần vận chuyển sầu riêng qua cửa khẩu biên giới ở phía Bắc, thay vì chuyển qua 2 hoặc 3 cửa khẩu như sầu riêng từ Thái Lan.
Ai sẽ thắng thế tại Trung Quốc?
Tuy vị trí “ngôi vương” trên thị trường sầu riêng của Trung Quốc đang thuộc về Thái Lan, nhưng theo các chuyên gia, Việt Nam có thể là một đối thủ đáng gờm trong ngành sầu riêng trong thời gian tới.
Một đợt nắng nóng ở Thái Lan vào tháng 4 và tháng 5 vừa qua đã làm giảm sản lượng thu hoạch của nước này. Ông Aat Pisanwanich, cố vấn Công ty Tư vấn Nghiên cứu Thông minh (Thái Lan) cho rằng: "Nếu không có sự can thiệp của chính phủ Thái Lan, sản lượng sầu riêng trong nước sẽ giảm 53% trong 5 năm tới."
Dự báo nhu cầu sầu riêng tại thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong tương lai nhờ vào sự yêu thích ngày càng lớn từ người tiêu dùng.
Một điểm đáng lưu ý đối với sầu riêng Việt Nam là gần đây nhiều lô sầu của nước ta bị cảnh báo nhiễm chất cấm. Cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân và trao đổi với phía Trung Quốc.
Chính vì vậy các nhà chức trách đề nghị doanh nghiệp và thương lái tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong thu mua, đảm bảo thu mua đúng mã vùng trồng và các cơ sở đóng gói phải theo tiêu chuẩn nước nhập khẩu để duy trì vị thế và có thể vươn lên dẫn đầu.
Nhịp sống thị trường