MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm

19-09-2024 - 13:36 PM | Thị trường

Đây là mặt hàng luôn được Trung Quốc săn đón với giá đắt đỏ.

Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Việt Nam nắm lợi thế trong các mặt hàng nông sản từ các loại trái cây, gỗ hay gia vị khi thu về hàng tỷ USD mỗi năm…đáng chú ý nước ta cũng đang sở hữu một loại củ tỷ đô chính là củ sắn.

Hiện cả nước có trên 40 tỉnh thành trồng sắn, tập trung ở 5 vùng trọng điểm chính gồm Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ với diện tích dao động từ 520.000 - 550.000 ha, năng suất đạt từ 19-20 tấn/ha, sản lượng đạt trên 10 triệu tấn củ tươi.

Về tình hình xuất khẩu, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn trong tháng 8 đạt hơn 191 nghìn tấn với trị giá hơn 86 triệu USD, giảm 12,4% về lượng và giảm 17,8% về trị giá so với tháng trước đó.

Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm- Ảnh 2.

Lũy kế trong 8 tháng nước ta đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn, sản lượng đạt hơn 1,7 triệu tấn, dù giảm 3,8% về lượng nhưng tăng 7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Xét về thị trường, Trung Quốc tiếp tục là thị trường săn đón sắn từ Việt Nam nhiều nhất với sản lượng đạt hơn 1,65 tấn, trị giá hơn 75 triệu USD, giảm 2% về lượng nhưng tăng 9% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu đạt bình quân 454 USD/tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm- Ảnh 3.

Đứng thứ 2 là Hàn Quốc với hơn 36 nghìn tấn, trị giá hơn 11 triệu USD, giảm 54% về lượng và giảm 62% về trị giá. Giá cũng giảm 17% so với năm trước, đạt 312 USD/tấn.

Đài Loan (TQ) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 với gần 34 nghìn tấn, trị giá hơn 18 triệu USD, tăng 5,5% về lượng và tăng 15% về trị giá. Giá xuất khẩu cũng ghi nhận mức tăng 9%, đạt 550 USD/tấn.

Cùng với Thái Lan, nước ta hiện đang thống lĩnh nguồn cung xuất khẩu toàn cầu với kim ngạch năm 2023 đạt hơn 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên theo các chuyên gia, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc ẩn chứa nhiều rủi ro.

Thách thức lớn nhất tại thị trường tỷ dân hiện nay là nhu cầu của thị trường Trung Quốc với mặt hàng này đang giảm do giá bột ngô rẻ hơn so với sắn nên khách hàng mua bột ngô nhiều hơn.

Cây sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn.

Thân sắn dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulo. Lá sắn được sử dụng để làm thức ăn trong chăn nuôi như nuôi cá, nuôi tằm và sau đó được xuất sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, các khu vực đông người châu Á sinh sống.

Lượng sắn lát trữ kho của doanh nghiệp vụ 2023-2024 rất thấp, ước tính chỉ bằng 60% sản lượng trữ kho của vụ 2022-2023. Nguyên nhân có thể do giá đầu vào cao, nhu cầu tiêu thụ chưa khởi sắc, giá đầu ra giữ ở mức thấp, gây rủi ro lớn cho doanh nghiệp khi trữ hàng vào kho.

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên