Loại quả trồng rải rác khắp các tỉnh thành Việt Nam hóa ra là sản vật triệu đô: Trung Quốc, Lào đua nhau săn lùng, thu hơn 20 triệu USD kể từ đầu năm
Loại quả triệu đô này đã giúp Việt Nam thu về hơn 21 triệu USD kể từ đầu năm đến nay.
- 08-09-2024Việt Nam có loại quả mà Trung Quốc cần tới 4 tỷ quả mỗi năm, nhưng chỉ 1 sai sót này hàng sẽ bị “trả về”
- 27-08-2024Người dân Bắc Giang tất bật thu hoạch loại quả ví như "vàng đen" khi mùa Thu đến, nhiều cây được đánh dấu vì lý do đặc biệt
- 24-08-2024Loại 'quả tỷ USD' sẽ đến với nhiều người giàu
- 23-08-2024Một loại quả của Việt Nam khiến người Trung Quốc mê mẩn: xuất khẩu tăng 200%, đến cựu Đại sứ Hoa Kỳ cũng phải xuýt xoa khen 'ngon nhất thế giới'
Một loại quả được trồng rải rác khắp các tỉnh thành của Việt Nam và bán phổ biến khắp các chợ, siêu thị tại Việt Nam là quả ớt. Không chỉ biết đến là một loại quả gia vị có vị cay đặc trưng, quả ớt còn là một loại trái tiền tỷ khi thu về hàng chục triệu USD mỗi năm.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu ớt của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm đạt 8.800 tấn với kim ngạch đạt hơn 21,2 triệu USD, tăng 6,1% về lượng và tăng mạnh 34,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường xuất khẩu chủ đạo là Trung Quốc với 7.377 tấn, chiếm 83,8% tuy nhiên giảm 0,2% so với cùng kỳ. Lào đứng thứ 2 với 970 tấn, tăng 48% so với 8T/2023. Đứng thứ 3 là Mỹ đồng thời là thị trường xuất khẩu tăng mạnh nhất với 163 tấn, tăng 143,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc giữ vai trò là thị trường xuất khẩu lớn nhất mặt hàng ớt trong những năm gần đây. Lý giải về vấn đề này, một số chuyên gia và người nông dân nhận định rằng do ớt Việt có độ cay cao và có nhiều loại khác nhau như ớt chỉ thiên, ớt hiểm, ớt sừng vàng, ớt ngọt… đều rất cay.
Hơn nữa, do chênh lệch mùa vụ, như Trung Quốc có mùa thu hoạch ớt chủ yếu khoảng tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Còn ở Việt Nam, ớt trồng thành 2 vụ nên có nhiều thời điểm thu hoạch từ tháng 4 đến đầu tháng 7 và thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 2.
Trước đó, từ tháng 3-2022 ớt tươi của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Các lô hàng ớt tươi đều phải được xử lý kiểm dịch và chú thích rõ các tham số liên quan trong chứng thư kiểm dịch thực vật.
Trong năm 2023, xuất khẩu ớt đạt kim ngạch 20 triệu USD, tương ứng với hơn 10.000 tấn, tăng mạnh 107% so với năm 2022. Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất ớt lớn nhất thế giới. Các vùng trồng ớt nổi tiếng nhất tại Việt Nam là các vùng miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Đà Lạt. Ớt Đà Lạt có hương vị đặc biệt và được ưa chuộng bởi màu sắc đa dạng, từ xanh, vàng, đỏ đến tím .
Theo các nhà khoa học, vòng đời của cây ớt trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là nảy mầm. Giai đoạn này được tính từ khi hạt ớt rơi xuống đất cho tới khi chúng nảy mầm và mọc cây con.
Thời gian nảy mầm của cây ớt khoảng 1 - 2 tháng. Tiếp theo là giai đoạn tăng trưởng và ra hoa. Trong khoảng thời gian này, cây ớt sẽ ra lá mầm và phát triển đến khi trưởng thành. Thời gian tăng trưởng và ra hoa của cây tùy thuộc vào giống.
Cuối cùng, cây ớt sẽ ra trái - là giai đoạn từ khi cây bắt đầu ra trái tới khi trái chín. Thông thường, một cây ớt khỏe mạnh sẽ phát triển quả ngay sau khi cây ra hoa khoảng 2 tuần.
Ớt được sử dụng rộng rãi trong các món ăn Việt Nam, như món phở, bún bò Huế, mì Quảng, bánh xèo và nhiều món ăn khác. Ngoài ra, ớt còn được dùng để làm gia vị, tạo hương vị đặc biệt cho các món ăn. Ớt cũng có công dụng trong y học dân gian, được dùng để chữa các bệnh liên quan đến đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư