Không có mục tiêu dài hạn, chúng ta chỉ là kẻ lang thang không mục đích trong suốt cuộc đời: Thành công không phải may mắn rơi, bạn phải trả giá bằng nỗ lực không ngừng
Bạn đã bao giờ tự hỏi cuộc sống của mình sẽ như thế nào sau 5 hay 10 năm nữa không? Bạn sẽ làm những việc giống như ngày hôm nay chứ? Bạn đã dành thời gian để hình dung tương lai thông qua các mục tiêu dài hạn chưa?
- 19-11-2020Làm thế nào để vận dụng kiến thức đã học để xây dựng chiến lược thành công ngoài thực tế từ những bước nhỏ nhất? Câu trả lời gói gọn trong 3 từ
- 19-11-20203 bài học từ vị tu sĩ bán chiếc xe Ferrari để "tìm lại chính mình": Thành công đích thực là làm chủ cuộc đời, sống theo cách mình muốn
- 18-11-2020Akrasia - vấn đề muôn thuở của nhân loại: Không thể vượt qua thì mọi kế hoạch của bạn sẽ mãi chỉ là kế hoạch, thành công là không tưởng
- 15-11-20204 câu hỏi này sẽ giúp bạn nhận ra mục đích sống và làm việc của bản thân: Tưởng khó nhưng lại rất đơn giản!
Mục tiêu dài hạn là những gì bạn dự định đạt được trong thời gian dài hoặc trong tương lai.
Mỗi người đều có kế hoạch cho cuộc đời mình. Tất cả chúng ta đều tưởng tượng về tương lai của chúng ta sẽ như thế nào, chúng ta sẽ làm gì, chúng ta sẽ sống như thế nào và thậm chí chúng ta sẽ sống với ai?
Mặc dù mọi thứ hiếm khi diễn ra chính xác đúng như kế hoạch, nhưng điều quan trọng là phải đặt ra các mục tiêu dài hạn và hướng tới chúng. Không có mục tiêu dài hạn, chúng ta chỉ là kẻ lang thang không mục đích trong suốt cuộc đời.
Khi phải đối mặt với quá nhiều lựa chọn, chúng ta bị ám ảnh bởi việc lựa chọn “đúng” và không bao giờ đưa ra quyết định.
Tương tự như khi phải đối mặt với một nhiệm vụ dường như quá sức, chúng ta thậm chí không thể bắt đầu chỉ bởi vì “không biết bắt đầu từ đâu”.
Bằng cách làm theo 7 bước đơn giản này, bạn có thể đặt và đạt được hầu hết mọi mục tiêu dài hạn, bất kể mục tiêu đó lớn hay nhỏ.
1. Thực hiện mục tiêu, không phải mong ước
Ai lại không nghĩ đến việc trúng số hoặc thừa kế nhiều tiền từ một người họ hàng giàu có? Mặc dù không có gì sai khi mơ mộng về những điều này, nhưng chúng không phải là mục tiêu.
Mục tiêu phải là thứ mà bạn có thể hướng tới trong một khoảng thời gian, không phải là thứ do may mắn rơi vào tay bạn.
Mục tiêu nên là "Tôi muốn có một doanh nghiệp kiếm được một triệu đô la mỗi năm trong vòng năm năm", chứ không phải "Tôi muốn kiếm được số tiền hàng triệu trong vòng năm năm."
2. Cụ thể hóa mục tiêu
Hãy nhớ đến câu hỏi mà người lớn đặt ra cho bạn khi còn nhỏ: "Con muốn trở thành gì khi lớn lên?"
Không ai nói tôi muốn làm việc trong lĩnh vực y tế hoặc trong chính phủ. Thay vào đó bạn nói tôi muốn trở thành bác sĩ, tổng thống hoặc cảnh sát. Đây là những mục tiêu cụ thể mà chúng ta có khi còn nhỏ. Mặc dù hầu hết chúng ta không trở thành phi hành gia hay tổng thống, chúng ta vẫn hình dung mình trong những vai trò rất cụ thể này.
Khi bạn đặt mục tiêu dài hạn cho cuộc sống và sự nghiệp của mình, điều quan trọng là phải càng cụ thể càng tốt. Thay vì nói "Trong 5 năm nữa, tôi muốn trở nên giàu có" hãy nghĩ xem điều đó thực sự có ý nghĩa như thế nào đối với bạn và nó trông như thế nào. Mục tiêu cụ thể hơn sẽ là “Trong 5 năm nữa, tôi muốn sở hữu một chiếc Ferrari, sống trong một khu phố cao cấp và kiếm đủ tiền để đi du lịch hai tuần ở châu Âu mỗi năm.”
3. Viết ra các mục tiêu của bạn
Mục tiêu nếu không được viết ra thì chỉ là một điều ước.
Khi bạn đặt mục tiêu dài hạn, bạn cần viết chúng ra. Hành động đơn lẻ này sẽ đưa mục tiêu của bạn ra khỏi tâm trí và đến thế giới vật chất (thế giới thực).
Chỉ cần thực hiện bước này, khả năng đạt được mục tiêu của bạn sẽ tăng lên rất nhiều.
4. Chia nhỏ mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu ngắn hạn
Có vẻ quá sức khi nói: "Trong 5 năm, tôi sẽ có một công việc kinh doanh kiếm được một triệu đô la mỗi năm."
Khi bạn đã đặt ra các mục tiêu dài hạn của mình, bạn cần chia nhỏ chúng thành một loạt các mục tiêu ngắn hạn.
Ví dụ trong kinh doanh, trước tiên, bạn cần thực hiện một số nghiên cứu về một công việc kinh doanh mà bạn có thể bắt đầu vào thời gian rảnh. Sau đó, bạn sẽ muốn trở nên thành công trong công việc kinh doanh bằng cách tham gia các khóa đào tạo và tạo mối quan hệ với những người đã thành công trong kinh doanh.
Khi bạn đã có một nền tảng tốt, đã đến lúc bắt đầu. Ra mắt doanh nghiệp sẽ là ngày đáng sợ và bổ ích nhất trong cuộc đời bạn, nhưng bạn vẫn chưa thể kiếm được một triệu đô la mỗi năm, vậy nên hãy chia nhỏ nó.
Mục tiêu năm đầu tiên của bạn có thể là kiếm được 50.000 đô la. Năm thứ hai, bạn sẽ muốn kiếm được 150.000 đô la. Về cơ bản bạn sẽ cần nó tăng gấp đôi mỗi năm để đạt một triệu đô la trong 5 năm. Mỗi năm đó có thể được chia thành các mục tiêu nhỏ hơn cho đến khi bạn nhận ra mình cần kiếm 149 đô la mỗi ngày.
5. Ghi nhớ các mục tiêu dài hạn
Bạn đã đặt mục tiêu dài hạn của mình và thậm chí viết chúng ra.
Bây giờ, đừng chỉ đặt chúng vào ngăn kéo. Chúng ta cần phải liên tục nhắc nhở lý do tại sao chúng ta làm điều này. Mục tiêu dài hạn của bạn nên được đặt ở nơi bạn có thể nhìn thấy chúng hàng ngày.
Mọi thứ diễn ra không như ý muốn, và các vấn đề phát sinh mà không ai có thể nhìn thấy được. Trong những thời điểm này, việc ghi nhớ các mục tiêu dài hạn của bạn là rất quan trọng.
6. Đánh giá lại và điều chỉnh
Bạn cần tìm cách để cải thiện những gì bạn đang làm, điều đó đặc biệt quan trọng trong thời đại internet mới này. Chúng ta không cần phải tìm kiếm quá xa để xem mọi thứ có thể thay đổi nhanh như thế nào. Bạn phải sẵn sàng thay đổi hướng đi hoặc bị bỏ lại phía sau.
Quay trở lại công việc kinh doanh đang phát triển của bạn, hoạt động tiếp thị đưa bạn đến 600.000 đô la mỗi năm có thể không phải là hoạt động tiếp thị đưa bạn đến mục tiêu dài hạn là một triệu đô la mỗi năm.
Luôn ghi nhớ mục tiêu của bạn, nhưng luôn sẵn sàng điều chỉnh hướng đi để đạt được mục tiêu đó.
7. Đừng bỏ cuộc
Nhận thức và hiểu rằng con đường đến thành công không bao giờ bằng phẳng. Bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với những trở ngại và rào cản cho mục tiêu của mình. Đây không phải là lúc để bỏ cuộc.
Trên thực tế, đương đầu với chướng ngại vật hoặc tìm cách vượt qua rào cản là cách nhanh nhất dẫn đến thành công. Hãy luôn nhớ rằng, từ bỏ chính là thất bại.
Nỗi sợ thất bại là lý do số một khiến hầu hết mọi người sẽ không bao giờ trở nên thành công như họ mong muốn. Bằng cách thiết lập các mục tiêu dài hạn và sau đó chia chúng thành các mục tiêu nhỏ hơn mà bạn có thể dễ dàng đạt được, bạn đã tạo ra bản đồ con đường thành công được cá nhân hóa của riêng mình.
Theo Lifehack