Không còn cách cứu chữa, bác sĩ cho 2 bệnh nhân về và cái kết khác biệt nhắc nhở đến nhiều người
Cái kết của câu chuyện có thể sẽ giúp nhiều người nhận được một bài học quan trọng trong cuộc đời.
- 23-04-2020Đau thương trong ICU ở Anh: Y tá rút ống thở, nắm tay an ủi cho đến khi bệnh nhân trút hơi thở cuối cùng
- 23-04-2020Giới bác sĩ đau đầu vì hiện tượng "cực kỳ hiếm gặp" nhưng xuất hiện ngày càng nhiều trên bệnh nhân COVID-19
- 22-04-2020Những bệnh nhân đột nhiên "mất tích": Một "dịch bệnh" khác đang lặng lẽ len lỏi tại các bệnh viện trên thế giới
Tử vong là điểm cuối của chuyến hành trình mang tên cuộc đời và là việc kiểu gì cũng sẽ xảy ra, không sớm thì muộn.
Dù đón nhận theo cách nào đi nữa, chúng ta cũng không thể không đối diện. Chính bởi thế nên, thứ chúng ta cần không phải chỉ là thuốc, mà còn là ý nghĩa của sinh mệnh và chất lượng của cuộc sống.
Trong bệnh viện Trung Nam thuộc đại học Vũ Hán, có hai bệnh nhân như thế này: Đều là hai cụ bà lớn tuổi, cùng nằm một phòng bệnh, một người 78 tuổi, một người 81 tuổi, bệnh tình giống nhau, đều bị ung thư phổi giai đoạn cuối, một người bị di căn não, trung thất và hạch, một người di căn gan, đều đã hết cách cứu chữa, không phù hợp để tiếp tục phẫu thuật, dựng hóa trị và cũng không tìm được thuốc thích hợp.
Bác sĩ điều trị cho họ gọi họ là bệnh nhân giường 19 và giường 20. Dưới đây là câu chuyện do vị bác sĩ đó kể lại, hi vọng nó sẽ có giá trị đối với chúng ta.
Ảnh minh họa.
1.
Bệnh nhân giường 19 là một giáo sư đại học, vì bị phù não nên phải nhập viện. Sau khi điều trị, hiện tượng phù não giảm, tôi nói chuyện với con gái bà tên Lê (tên đã thay đổi) rằng có thể cho bà xuất viện.
Thế nhưng con gái bà thất kinh: "Thế còn bệnh ung thư thì sao? Không chữa à?"
Tôi khéo léo giải thích rằng, bây giờ làm điều trị ung thư đã không còn ý nghĩa gì nữa, người bệnh đã bước vào giai đoạn đếm ngược thời gian rồi, nếu yêu bà thì hãy đưa bà về nhà, ở bên bà những ngày cuối cùng, như vậy ý nghĩa hơn.
Thế nhưng cô Lê không nghe, thái độ rất kiên quyết: "Không điều trị không được, tuyệt đối không về nhà."
Đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự ngang ngạnh của cô Lê.
Người phụ nữ ấy năm nay 52 tuổi, định cư ở Australia. 3 năm trước, vì mẹ bị ung thư nên đã bỏ việc để về nước.
Lê đưa mẹ đi khắp nơi khám bệnh, bản thân cũng từng đi nhiều nơi, từng tham dự hội nghị quốc tế về ung bướu, cô đọc rất nhiều sách về ung thư, chỉ cần có kỹ thuật mới hay thuốc mới là không bỏ lỡ, xin ý kiến một chuyên gia có tiếng ở Mỹ.
Nhưng câu trả lời của chuyên gia đều là phủ định. Lê không phục, cô nghe nói có một loại "hải sâm chữa bệnh" có thể ức chế khối u phát triển liền đặt mua hải sâm từ Mỹ về.
Mỗi tối, cô nấu ở nhà rồi sáng sớm mang vào viện, ép mẹ ăn hết. Thời gian này, hai mẹ con thường xuyên lời qua tiếng lại, cãi nhau ngay trong phòng bệnh.
Một lần, bệnh nhân giường 19 cầu cứu tôi: "Lê ngày nào cũng ép tôi ăn canh hải sâm, không ăn hết nó không cho tôi ăn sáng, nó bảo ăn tốt cho tôi nhưng ăn xong, tôi nóng hết cả người!"
Được tôi và một bác sĩ đông y khuyên nhủ, Lê mới cháp nhận giảm bớt số lần ăn canh hải sâm xuống, cách một ngày uống một lần.
Ảnh minh họa.
Hơn một tháng sau, bệnh nhân suy đa tạng, hô hấp khó khăn, phải chuyển sang phòng nội khoa hô hấp. Lúc đó, bà nói rõ rằng mình không muốn dùng máy thở, không muốn chịu thêm đau đớn nữa, càng không muốn cắm các loại ống trên người lúc qua đời.
Nhưng con gái bà không đồng ý, cũng không hiểu cho mẹ mình.
Rất nhanh sau đó, bệnh nhân không còn nới được gì nữa, bởi bà không thể nói. Họng bà cắm khí khoản, mặt chụp máy thở, dây, ống cắm khắp người.
Buổi trưa đúng ngày Tết Đoan ngọ, bệnh nhân qua đời, không kịp để lại lời nhắn nào.
Như con gái bà không cho rút ống thở, nói rằng mẹ chưa chết, ngực vẫn phập phồng. Bác sĩ giải thích đó là do tác động của máy thở.
Tôi được Lê gọi đến khoa hô hấp, cô yêu cầu tôi dùng tai nghe nghe đi nghe lại nhịp tim của bệnh nhân. Tôi nói: "Tôi dùng danh dự của một thầy thuốc để thề rằng, tim bà cụ đã ngừng đập."
Nhưng người nhà bệnh nhân vẫn chưa tin: "Anh dùng danh nghĩa của mẹ anh, của con gái anh thề đi."
Tôi làm theo, cô ta mới đồng ý cho rút các loại ống ra khỏi người bệnh nhân.
Lúc đó, bà cụ đã qua đời được 3 tiếng, miệng vẫn mở và đã cứng lại, phải chườm ấm mới ngậm lại được.
Nhìn xe tang đưa thi thể mẹ đi, Lê mới ôm lấy tôi và khóc: "Bác sĩ Kim, tôi sai rồi! Tôi hối hận vì không đưa mẹ tôi về nhà."
Ảnh minh họa.
2.
Nếu so sánh thì câu chuyện của bệnh nhân giường 20 đơn giản hơn rất nhiều. Bà chỉ là một nhân viên nhà nước nghỉ hưu, vì tràn dịch màng phổi nên phải nhập viên. Sau khi được hút dịch và điều trị, bà khỏe trở lại và được cho xuất viện về nhà.
Bà và hai người con gái vui vẻ chấp nhận.
Sau khi xuất viện, bà đến nhà con gái út sống, ngày ngày nói chuyện với con gái lớn qua điện thoại.
Ngoài hô hấp khó khăn, tình trạng của bà khá tốt, ăn uống bình thường, có những lúc còn ra ngoài tắm nắng, tối đến cùng con gái dạo bộ. Thỉnh thoảng không ngủ được, bà mới dùng một viên thuốc an thần.
Cuộc sống diễn ra như thế, bà rất hài lòng. Và điều quan trọng là, cuộc đời bà vẫn đang tiếp diễn…
Ảnh minh họa.
3.
Rất nhiều khi, chúng ta đã y học hóa tuổi giả, sự yếu ớt và cả cái chết, cho rằng đó là một vấn đề lâm sàng cần khắc phục.
Thế nhưng, sinh mệnh con người có hạn, y học cũng có giới hạn, phải chấp nhận một cách dũng cảm và lý trí.
Khi bệnh tình đã vô phương cứu chữa vẫn cố duy trì sinh mệnh trong phòng bệnh, đó thực sự là một sai lầm.
Mặc dù kỹ thuật có thể giúp bệnh nhân duy trì được các cơ quan trong cơ thể trong tình trạng mất đi ý thức nhưng can dự một cách thái quá sẽ chỉ khiến bệnh nhân và người nhà chịu nhiều tổn thương hơn mà thôi.
Sinh lão bệnh tử là lẽ thường ở đời. Đối diện với cái chết, ai cũng như nhau, dù bạn là vua hay chỉ là người ăn mày, địa vị và tiền bạc đều không thể thay đổi được sự thật là sinh mệnh sẽ có ngày kết thúc.
Con người khi đã ở tuổi xế chiều, thứ cần đến không chỉ là thuốc. Thứ chúng ta cần hơn một cuộc sống thực sự ý nghĩa, một cuộc sống phong phú và dạt dào yêu thương. Bệnh nhân và người nà bệnh nhân đều nên dũng cảm đối mặt, thản nhiên tiếp nhận.
ICT Việt Nam