Không dám nói chuyện tiền bạc, chính là tai họa lớn nhất của người trưởng thành
Một tác gia từng nói: “Người không dám nói tới chuyện tiền bạc, vĩnh viễn không thể trưởng thành.”Người trưởng thành, học cách bàn về chuyện tiền bạc với bất kì ai một cách dõng dạc, quang minh lỗi lạc, quan trọng hơn bất cứ điều gì.
- 09-10-2020Những người có năng lực mạnh mẽ thường làm việc thế nào? Nhận ra sự khác biệt sớm, thành công nhất định nằm trong tầm tay
- 09-10-2020Trước tuổi 50, có 6 điều nhất định phải trở thành thói quen để tuổi già mạnh khỏe: Nửa đời sau vui khỏe hay chật vật vì bệnh tật đều do bạn quyết định
- 09-10-2020Bài học thành công đắt giá từ Tổng thống Mỹ Donald Trump: “Ranh giới khác biệt giữa người thắng và kẻ thua cuộc là cách họ phản ứng với những bước ngoặt định mệnh"
Tiền, luôn luôn là sự tồn tại không thể thiếu trong cuộc sống, nhưng lại có một bộ phận lớn mọi người không dám bàn về chuyện tiền bạc.
Người ta nói, nói chuyện tiền bạc sẽ làm tổn thương tới tình cảm, càng thân thiết càng ngại nói tới chuyện tiền bạc.
Nhưng, nói chuyện tiền bạc, vốn dĩ không hề hủy hoại đi một mối quan hệ nào đó.
Một tác gia từng nói: "Người không dám nói tới chuyện tiền bạc, vĩnh viễn không thể trưởng thành."
Người trưởng thành, học cách bàn về chuyện tiền bạc với bất kì ai một cách dõng dạc, quang minh lỗi lạc, quan trọng hơn bất cứ điều gì.
Nói chuyện tiền bạc với đồng nghiệp, phải thỏa đáng
Đồng nghiệp với nhau vì chuyện tiền bạc mà không vui vẻ, cũng không phải chuyện hiếm gặp.
Một người bạn từng "tâm sự" với tôi:
Một lần, cậu ấy cùng các đồng nghiệp ở bộ phận cùng đi ăn.
Buổi liên hoan hôm ấy cũng khá vui vẻ, sau khi ăn xong, vì cậu ấy ngồi ở ngoài cùng nên thanh toán trước giúp mọi người như một lẽ thường tình.
Nhưng sau lần ấy, không thấy ai nhắc tới chuyện chia tiền, mọi người đều nghĩ là cậu ấy mời, không ai chủ động nói chuyện chia tiền với cậu ấy.
Mặc dù tiền không quá nhiều, nhưng trong lòng cậu ấy vẫn khá khó chịu, cũng không tiện mở lời đòi tiền, kể từ sau đó, cậu ấy không tham gia mấy buổi tụ tập như vậy nữa.
Mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau nó rất tế nhị, tuy phải giữ khoảng cách nhất định, nhưng cũng phải biết cách hòa hợp với nhau, dẫu sao cũng phải làm việc hợp tác với nhau lâu dài, làm gì có ai muốn khiến mối quan hệ trở nên gượng gạo.
Người trưởng thành ở nơi làm việc thường lo lắng và không biết phải làm sao khi nói về vấn đề tiền bạc, vì đây là một chủ đề khá nhạy cảm.
Nhưng khi trong lòng chịu tổn thương, mối quan hệ này sớm muộn cũng bị ảnh hưởng.
L. và N. là đồng nghiệp, quan hệ hai người khá tốt, N. thường rất tự nhiên ăn đồ ăn vặt của L. L. cũng chẳng để ý chuyện này.
Có một lần, L. đi mua trà sữa, N. nhờ L. mua giúp một cốc, bữa trưa L. đặt cơm, N. nói L. đặt hộ mình một phần.
Nhưng cả buổi chiều, không thấy N. nhắc tới chuyện trả tiền, dường như đã quên mất chuyện này.
L. thấy hơi tủi thân, dần dần sinh ra khoảng cách với N.
Giữa đồng nghiệp với nhau, càng không nói rõ ràng chuyện tiền bạc, càng dễ ảnh hưởng tới tình cảm.
Người trưởng thành khi nói chuyện với đồng nghiệp phải nói sao cho thỏa đáng, có sao nói nấy, đây là sự rõ ràng và lời khẳng định cho một mối quan hệ, chứ không phải không dám nói rồi ngờ hoặc lẫn nhau.
Trước khi làm gì đó, nói rõ chuyện tiền bạc, không lợi dụng đồng nghiệp, càng đừng nợ ân tình của người ta; sau đó thì không nhắc tới tiền bạc, như vậy mối quan hệ sẽ dễ chịu và lâu dài hơn.
Nói chuyện tiền bạc với bạn bè, phải sòng phẳng
Tôi từng đọc được một câu chuyện như này:
Có một người bạn chuẩn bị mua nhà, nên đã tìm tới một người bạn tên T. của mình vay một số tiền khá lớn.
T. cũng không tiện từ chối, sợ mất tình anh em nên đã gật đầu cho vay.
Nhưng rõ ràng là chi tiêu trong nhà cũng không dư dả gì, vậy là T. lại đi đó đây gom đủ tiền cho người bạn vay.
Cho bạn vay tiền xong, T. chỉ còn biết chắt bóp sống, chất lượng cuộc sống giảm xuống rất nhiều.
Bạn bè gặp nạn, cho vay là điều đương nhiên, nhưng cũng phải dựa trên năng lực hiện có của bản thân.
Nếu chỉ vì không thể cho vay mà nảy sinh ra mâu thuẫn, lo lắng bạn bè hiểu lầm mình, kiểu tình bạn như vậy vốn dĩ cũng đã rất mong manh, chẳng thể qua được bài kiểm tra.
Tình bạn cần sự chân thành, sĩ diện chỉ là cái vỏ của cái bên trong rỗng tuếch.
Hàng xóm của tôi làm về thiết kế, anh ấy từng phàn nàn rằng, có người bạn thường xuyên nhờ anh ấy thiết kế áp phích.
Vốn dĩ nghĩ là giúp 1, 2 lần thì làm miễn phí cho người ta cũng được, nhưng người bạn kia lại cứ xem là hiển nhiên, nhiều lần nhờ giúp mà chẳng đề cập gì tới chuyện trả công cho sức lao động của người ta.
Người trưởng thành luôn rất bao dung với hai chữ "bạn bè", chính vì vậy mà có rất nhiều người luôn giơ cái khẩu hiệu "tình huynh đệ" lên để "lợi dụng" bạn bè, tình bạn như vậy, có nhất thiết phải giữ lại không?
Trên mạng có câu hỏi rằng: Bạn bè với nhau nói chuyện tiền bạc, có khi nào làm sứt mẻ tình bạn không?
Có một câu trả lời nhận được nhiều lượt like rằng: người thẳng thắn nói về chuyện tiền bạc, chủ động nói về chuyện tiền bạc, xử lý tốt chuyện tiền bạc, không khiến bạn bè hiềm khích lẫn nhau, mới là người bạn xứng đáng để kết giao.
Người trưởng thành trong chuyện tiền bạc với bạn bè cần rõ ràng, thẳng thắn, bạn bè nhờ thì nên giúp, nhưng giúp trong khả năng của mình.
Bạn bè vay tiền, càng phải thẳng thắn với nhau, có thể cho vay hãy cho vay, không cho vay được thì nói rõ ra với nhau.
Giữa bạn bè với nhau cần "có qua có lại", càng coi trọng tình bạn của nhau, càng tôn trọng lợi ích của nhau.
Tình bạn đích thực, đứng trước mặt lợi ích vẫn luôn kiên cố.
Nói chuyện tiền bạc với người thân, phải rõ ràng
M. khi vừa làm order hàng xách tay, chị dâu rất ủng hộ cô, thường xuyên nhờ cô mua cho rất nhiều đồ.
Chị dâu yêu cầu rằng hàng về sẽ chuyển khoản, nhưng nhiều khi rõ ràng là đã nhận được đồ rồi, nhưng cũng không thấy chị ấy chuyển trả tiền.
Khi M. bảo chị dâu trả tiền, chị thường nói: "Chị sẽ trả mà, cứ yên tâm, chỗ chị em với nhau, nói chuyện tiền bạc dễ sứt mẻ tình cảm lắm."
M. cũng chỉ đành nghe chị nói vậy thì tin chị, nhưng sau đó, chị dâu vẫn vậy, chần chừ không chịu trả tiền.
Sau đó, M. không nhịn nữa, khi chị dâu snag lấy hàng, cô bảo chị dâu đưa tiền trước rồi mới đưa đồ.
Không ngờ chị dâu lại đi nói này nói nọ cô với người khác, khiến mọi người hiểu lầm cô tính toán so đo, M. rất buồn bực về chuyện này.
Biết bao cái gọi là "người thân quen" đều trở mặt vì chỉ vì hai chữ "tiền bạc".
Chính vì có mối quan hệ huyết thống nên giữa người thân với nhau lại càng dễ sản sinh ra cái gọi là "ràng buộc tình cảm".
Có những người thân, lợi dụng kì nghỉ hè của người cháu làm giáo viên của mình, "bắt" cháu dạy miễn phí cho con mình.
Có những người thân, vì muốn tiết kiệm tiền ở khi đi du lịch mà yêu cầu tới nhà em trai em gái ở nơi đó ở.
Có những người thân, bày đủ mọi lý do để vay tiền, nhưng dây dưa mãi không chịu trả, vì tiền của người quen bao giờ cũng dễ vay, lại không lãi suất, tới hạn trả thì vẫn có thể thương lượng xin khất lần được.
Người trưởng thành luôn ngại đặt tình thân và lợi ích lên bàn cân vì tình máu mủ.
Thực ra, càng là người thân, càng phải nói chuyện tiền bạc cho rõ ràng, tình cảm và tiền bạc phải tách bạch, càng là anh em càng phải sòng phẳng.
Chủ động giúp đỡ là một chuyện, nhưng nếu trong trường hợp bị động, vậy thì theo tình hình mà từ chối sao cho hợp lý.
Chỉ khi tôn trọng và tin tưởng nhau, vậy thì tình thân mới có thể duy trì được lâu dài.
Khi tình thân vượt qua được lợi ích, thì khi đó, giá trị đích thực của tình thân mới tồn tại.
Một tác gia từng nói: "Tiền bạc thường là vật cản cho những tình cảm đích thực."
Phần lớn mọi người đều sợ "nhắc chuyện tiền bạc sẽ làm tổn thương tình cảm", nhưng lại thường vì không dám nhắc tới chuyện tiền bạc mà trở nên cách xa.
Rất nhiều mối quan hệ đi tới rạn nứt, không phải vì thời gian và khoảng cách, mà là vì hiện thực và tiền bạc.
Nói chuyện tiền bạc, không chỉ vì lợi ích của bản thân, mà còn là vì muốn bảo vệ và duy trì tình cảm đôi bên.
Tình người, mới là thứ quý giá nhất trên thế gian, chỉ những người xem trọng tình cảm, mới sẵn sàng đề cập tới chuyện tiền bạc.
Nói chuyện tiền bạc, là sự khôn ngoan, bản lĩnh mà người trưởng thành nên trau dồi.
Trí thức trẻ