MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không đăng ký nhưng tự nhiên có gói bảo hiểm giá trị lớn, cô gái hủy ngay vì sợ bị lừa thì suýt mất 2,5 tỷ vào tay lừa đảo: Công an cảnh báo tuyệt đối không nên hủy gói này

25-10-2023 - 11:08 AM | Kinh tế số

Một trong những vụ lừa đảo bảo hiểm tài chính trị giá 750.000 NDT, tương đương 2,5 tỷ đồng đã thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận Trung Quốc.

Không đăng ký nhưng tự nhiên có gói bảo hiểm giá trị lớn, cô gái hủy ngay vì sợ bị lừa thì suýt mất 2,5 tỷ vào tay lừa đảo: Công an cảnh báo tuyệt đối không nên hủy gói này - Ảnh 1.

Tại Hợp Phì chiều 8/10, cô Zhu nhận được cuộc gọi từ một người lạ tự xưng là "dịch vụ chăm sóc khách hàng của WeChat". Họ nói rằng cô có một gói bảo hiểm tên là "Bảo đảm bách vạn" sắp hết hạn, nếu cô không hủy thì 2.000 NDT sẽ bị buộc phải khấu trừ mỗi tháng và mỗi năm con số này lên đến 24.000 NDT.

Cuộc gọi làm cô thấy hoảng hốt và có phần nghi ngờ, nhưng khi Zhu mở WeChat và phát hiện quả thực có một khoản bảo hiểm trị giá 1 triệu NDT. Điều này khiến cô băn khoăn rằng mình đã vô tình bấm vào khoản bảo hiểm này hay không?

Trong một cuộc gọi tiếp theo, dưới lời dẫn dắt khéo léo của nhân viên tự xưng kia, cô Zhu đã tải xuống một phần mềm nghe nhìn trên điện thoại của mình và cài đặt nó theo hướng dẫn.

Sau đó, họ yêu cầu Zhu đăng nhập vào trang chủ của ngân hàng trực tuyến, và gửi tin nhắn yêu cầu bà Zhu nộp đơn xin hủy dịch vụ khấu trừ tự động “Bảo đảm bách vạn” trên WeChat.

Hẳn mọi người đều biết, phần mềm này thực chất là một phần mềm có các chức năng như gọi thoại và chia sẻ màn hình. B ên kia đã đánh cắp thông tin trên điện thoại di động của cô Zhu thông qua chia sẻ màn hình, bao gồm số thẻ ngân hàng, mật khẩu thẻ ngân hàng và mã xác minh SMS, đồng thời cố gắng lấy trộm tiền trong thẻ ngân hàng.

Ngay lập tức Zhu nhận được tin nhắn từ ngân hàng nhắc cô về việc cô đã sửa đổi thông tin tài khoản ngân hàng trực tuyến, cùng một thông báo biến động số dư.

Sau khi nhận được mã xác minh ba lần liên tiếp, 754.300 NDT đã bị trừ. Biết rằng mình bị lừa, cô Zhu ngay lập tức nhấc máy gọi công an để được giúp đỡ và trình báo số tài khoản ngân hàng của mình. Do kịp thời trình báo, kẻ lừa đảo vẫn chưa chuyển tiền đi nơi khác và rút tiền, cộng với hàng loạt thao tác nhanh chóng và chuyên nghiệp của công an, khoản tiền lừa đảo hơn 750.000 NDT đã bị ngăn chặn thành công.

"Bảo đảm bách vạn" do WeChat Pay và Alipay – hãng thanh toán di động lớn của Trung Quốc đưa ra là một dịch vụ bảo hiểm miễn phí nhằm bảo vệ sự an toàn cho tài chính của người dùng, với số tiền bồi thường tối đa lên tới 1 triệu. Nó giống như một tấm khiên vững chắc, bảo vệ ví tiền của người dùng, giúp họ tận hưởng khả năng thanh toán thuận tiện mà vẫn cảm thấy thoải mái.

Khi người dùng đăng ký WeChat Pay, Alipay và các ứng dụng khác, miễn là họ tuân theo các quy trình thông thường, đảm bảo bảo mật "Bảo đảm bách vạn" sẽ tự động bật miễn phí. Đây giống như “bùa hộ mệnh” đi kèm với App, bảo vệ sự an toàn cho ví tiền của người dùng. Hơn nữa, sự bảo vệ này là một lợi ích thuần túy, người dùng sẽ không bị tính phí và sẽ không có tình huống nào được gọi là "hết hạn". Đồng thời, nó sẽ không yêu cầu người dùng phải trả tiền gia hạn.

Tuy nhiên, một số tội phạm muốn lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một số người dùng và giăng bẫy để thực hiện hành vi lừa đảo. Zhu Yunlong, một công an tại Trung tâm chống lừa đảo điện tử Hợp Phì, chỉ ra rằng nhiều người không biết về điều này nên đã trở thành “con mồi” cho những kẻ lừa đảo. Những con cáo xảo quyệt này đã lợi dụng nỗi sợ hãi của người dân và lòng tham lợi nhuận để dụ họ vào bẫy.

Trước hết, thủ đoạn của vụ lừa đảo bảo hiểm y tế trị giá hàng triệu USD này rất điển hình. Kẻ lừa đảo đã liên lạc với cô Zhu qua điện thoại, giả làm bộ phận chăm sóc khách hàng của WeChat và lừa cô Zhu tải phần mềm khác với lý do bảo hiểm “Bảo đảm bách vạn” đã hết hạn. Kẻ lừa đảo còn đánh cắp thông tin cá nhân của cô. Thông qua tính năng chia sẻ màn hình, số thẻ ngân hàng, mật khẩu và mã xác minh SMS, thẻ ngân hàng,… đã bị đánh cắp trong thời gian ngắn. Phương thức hoạt động này phản ánh đầy đủ sự nguy hiểm và phức tạp của gian lận viễn thông, nếu không có biện pháp phòng ngừa rất dễ gây tổn thất về tài sản cá nhân.

Thứ hai, vụ án này cũng bộc lộ một số vấn đề. Trước hết, nhận thức của Zhu về việc bảo vệ thông tin cá nhân chưa đủ mạnh và bà đã không chặn các hoạt động về bảo hiểm không cần thiết một cách kịp thời. Tiếp đó, khi phải đối mặt với những yêu cầu từ người lạ, cô Zhu thiếu cảnh giác và phán đoán cần thiết và dễ tin vào lời nói dối của đối phương. Những vấn đề này cũng nhắc nhở chúng ta rằng việc nâng cao nhận thức về bảo vệ thông tin cá nhân và nâng cao khả năng tự phòng ngừa là chìa khóa để ngăn chặn gian lận viễn thông.

Một trường hợp lừa đảo diễn ra mới đây tại Hợp Phì cũng theo kịch bản tương tự. Nhưng người này lại không may mắn được như Zhu. Người đàn ông tên Yang nhận được cuộc gọi lạ từ một người tự xưng là nhân viên dịch vụ khách hàng, bên kia nói rằng "Bảo đảm bách vạn" do Yang mở trên WeChat sắp bị tính phí.

Anh này lập tức tin đó là sự thật, nghe theo hướng dẫn của người này, Yang đăng nhập vào một trang web lạ, tải xuống app tương tự như cô Zhu, và bắt đầu chia sẻ màn hình. Trong thời gian này, bên kia đã lấy được mật khẩu ngân hàng và mã xác minh SMS của Yang, sau đó số tiền trong thẻ bị chuyển đi, dẫn đến mất 25.500 NDT, khoảng 86 triệu đồng.

Nguồn: IFeng News 

Nhật Minh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên