"Không điều gì khủng khiếp hơn một lãnh đạo trốn tránh trách nhiệm, khiến nhân viên thất vọng"
Dũng cảm thừa nhận lỗi lầm, đây là tính cách giúp Mark Zuckerberg trở thành nhà lãnh đạo tuyệt vời.
- 20-02-2017Nản lòng, bế tắc trước khó khăn: Hãy đọc chuyện về nghị lực và tầm nhìn xa "phi thường" của nữ triệu phú da đen đầu tiên nước Mỹ
- 19-02-2017Triệu phú tự thân Ramit Sethi: Đam mê không từ trên trời rơi xuống, bạn phải tự tìm ra cho riêng mình
- 19-02-2017Làm nhân viên để được sếp quý cần nhớ những nguyên tắc gì?
Mark Zuckerberg đã viết một bức thư chia sẻ về việc tạo dựng cộng đồng toàn cầu, nơi công việc là dành cho tất cả mọi người vào tuần trước. Tuy nhiên có đến 2/3 lá thư, CEO Facebook thừa nhận những chiến lược điều chỉnh nội dung của mạng xã hội này chưa đủ linh hoạt dẫn đến hoạt động kém hiệu quả.
Mark cho rằng sai sót này là kết quả của việc mở rộng quy mô hoạt động, cũng đồng nghĩa là Facebook sẽ không thể theo kịp với sự phát triển của xu hướng thị trường. Anh nhìn nhận lỗi sai của bản thân và chịu trách nhiệm để thiết lập lại tiêu chuẩn, quy tắc hoạt động công ty.
Các chuyên gia về lĩnh vực quản lý cũng công nhận rằng, chịu trách nhiệm khi mắc sai lầm là vô cùng quan trọng để đánh giá năng lực lãnh đạo. Một lời xin lỗi và sửa chữa là cần thiết khi nhận ra sai lầm của bản thân. Đó là trách nhiệm của một nhà lãnh đạo, tạo sự tin tưởng cho toàn thể nhân viên và cộng đồng.
Giáo sư Robert Sutton của trường đại học Stanford chia sẻ quan điểm tương đồng với Mark Zuckerberg: “Điều đầu tiên khi bạn nhận ra sai lầm của bản thân là phải xin lỗi, sửa sai và chịu trách nhiệm toàn bộ. Không có điều gì khủng khiếp bằng việc một nhà lãnh đạo trốn tránh trách nhiệm, khiến nhân viên thất vọng”.
Khi công ty mắc sai lầm, các lãnh đạo phải xin lỗi và nhận trách nhiệm đầu tiên. Đổ lỗi lên người khác không phải là cách làm việc của người lãnh đạo. “Luôn tìm cách đổ lỗi và trách nhiệm cho người khác thì không thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi. Bởi vì đó là biểu hiện của người không có năng lực kiểm soát tình hình, không có trách nhiệm với công việc. Nếu không nhận sai và sửa sai thì sẽ không bao giờ học hỏi được điều gì từ thất bại của bản thân, giáo sư Robert Sutton nói.
Giáo sư Robert Sutton đánh giá Mark Zuckerberg là nhà lãnh đạo tuyệt vời, có đầy đủ phẩm chất và đạo đức nắm giữ trách nhiệm. Lời xin lỗi của anh không phải là nịnh nọt mà thể hiện sự khiêm tốn, ham học hỏi và trí tuệ thông minh.
“Hiếm có vị giám đốc điều hành hoặc lãnh đạo một đất nước, tổ chức nào luôn đưa ra chiến lược chính xác 100%. Bởi vì điều làm nên một nhà lãnh đạo không chỉ là khả năng quản lý nhân viên mà còn là năng lực, phản ứng nhạy bén trong mọi tình huống, biết chịu trách nhiệm và tìm ra biện pháp giải quyết vấn đề một cách nhanh, hiệu quả nhất. Và Mark Zuckerberg đang làm rất tốt điều đó. Anh ấy biết thừa nhận sai lầm của Facebook khi nói đến việc xây dựng một cộng đồng toàn diện. Tôi đánh giá cao Mark Zuckerberg bởi anh ấy đã dành thời gian và nguồn lực để tìm hiểu những điểm mù của Facebook, thừa nhận nó trước toàn thể cộng đồng. Điều đó thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của Mark cũng như toàn thể công ty”, Hal Gregersen - giám đốc điều hành của Viện lãnh đạo MIT cũng bày tỏ.
Không chỉ nhấn mạnh phân tích lỗi sai và quy mô hoạt động trong tương lai của Facebook, vị CEO của mạng xã hội đông người sử dụng nhất hành tinh còn bày tỏ cảm xúc của mình. Tất nhiên điều đó không dễ dàng với một nhà lãnh đạo nhưng cần thiết để tạo được sự tin tưởng ở cộng đồng.