MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không "gây sốt" như ông Trump hay Obama, Tổng thống Biden quyết làm điều 2 người tiền nhiệm bỏ dở

12-08-2021 - 15:40 PM | Tài chính quốc tế

Không "gây sốt" như ông Trump hay Obama, Tổng thống Biden quyết làm điều 2 người tiền nhiệm bỏ dở

Mọi tổng thống Mỹ kể từ thời George W. Bush đều nói rằng đã đến lúc phải rời Afghanistan và chuyển sang kiến thiết ở quê nhà. Tuy nhiên, chỉ có mình ông Joe Biden làm được điều đó dù chưa ai biết kết quả thực tế sẽ ra sao.

Canh bạc khổng lồ của ông Biden đặt vào hơn 4,5 nghìn tỷ USD chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và lối thoát khỏi cuộc chiến kéo dài nhất của nước Mỹ với nguy cơ gây ra thảm họa trong chính sách đối ngoài, đều xảy ra trong một tháng 8 đầy kịch tính. Có thể nói, tháng 8 này cũng định hình nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden.

Với những kết quả mới nhất, vị tổng tư lệnh 78 tuổi của nước Mỹ đang ghi dấu với một con đường táo bạo và thiết thực, bám sát những mục tiêu mà cá nhân ông đã ấp ủ suốt nhiều thập kỷ ở Washington trong vai trò Thượng nghị sĩ. Việc Thượng viện thông qua gói đầu tư cơ sở hạ tầng truyền thống trị giá 1,2 nghìn tỷ USD của lưỡng đảng cũng là một chiến thắng to lớn cho ông Biden, xác thực lời cam kết hàn gắn nước Mỹ của ông.

Ngoài ra, còn 3,5 nghìn tỷ USD khác tập trung vào các cơ sở hạ tầng "con người", được người Dân chủ ở Thượng viện thông qua. Khoản chi này có thể định hình lại nền kinh tế và xã hội Mỹ bằng cách tài trợ cho các sáng kiến chăm sóc sức khỏe tại nhà, đại học cộng đồng và các vấn đề liên quan tới khí hậu.

Thực tế, các dự luật vẫn phải đối mặt với một tương lai phức tạp ở Quốc hội cho tới khi có thể trở thành luật. Tuy nhiên, chúng vẫn đại diện cho tuyên bố lớn nhất của ông Biden trong suốt sự nghiệp của mình là đem chính trị để giúp thay đổi cuộc sống đại bộ phận người dân.

"Tôi cam kết rằng sự phục hồi kinh tế lịch sử của chúng ta trong lần này sẽ bao trùm tất cả mọi người và giảm gánh nặng lên các gia đình, không chỉ trong năm nay mà cả trong những năm tới", ông Biden nói hôm 11/8.

Với vấn đề Afghanistan, thách thức mà ông Biden phải đối diện cũng không hề nhỏ. Ở thời điểm hiện tại, tình hình Afghanistan đã bắt đầu trở nên đáng báo động hơn khi Taliban gia tăng đánh chiếm lãnh thổ, một động thái chắc chắn không thể tránh khỏi khi Mỹ rút quân hoàn toàn. Điều này cũng được xem là dấu hiệu cho sự suy yếu sức mạnh của Mỹ.

20 năm trước, Mỹ phát động cuộc chiến chống Taliban sau vụ khủng bố gây chấn động. Tuy nhiên, 2 thập kỷ trôi qua, 9 thủ phủ của các tỉnh, bao gồm cả thành phố lớn thứ 2 đất nước là Kandahar, đã bị Taliban kiểm soát. Các Đại sứ quán nước ngoài đang thảo luận về việc rút lui và có những dấu hiệu cho thấy thủ đô Kabul có thể bị sụp đổ.

Thực tế, mặt trái tiềm ẩn của việc rút quân đội Mỹ khỏi Afghanistan có thể giải thích lý do vì sao ông Trump và ông Obama không mạnh tay chấm dứt cuộc chiến này. Bắt đầu nhiệm kỳ, cả ông Obama và ông Trump đều thể hiện quyết tâm rút quân đội Mỹ khỏi Afghanistan nhưng sau đó, họ thay đổi quyết định thông qua việc viện dẫn tình hình an ninh bấp bênh ở quốc gia này.

Ông Biden đang làm khác. Trước nguy cơ hàng triệu người Afghanistan phải quay lại cuộc sống dưới những luật lệ hà khắc của Taliban, đặc biệt là với phụ nữ và trẻ em gái, ông Biden nói rằng người "Afghanistan nên chiến đấu cho chính họ và quốc gia của họ". Mỹ có thể hỗ trợ bằng các cuộc không kích.

Tuy nhiên, sự lạnh lùng của ông Biden đang phản ánh một kiểu "nước Mỹ là trên hết" khác.

Tham khảo: CNN

Linh Anh

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên