MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không làm gì nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi? Đã đến lúc bạn nên đặt câu hỏi về sức khỏe và tinh thần của chính mình

03-10-2020 - 09:54 AM | Sống

Chúng ta thường rơi vào những khoảng thời gian giống như vậy. Rõ ràng bạn không làm gì cả, nhưng cơ thể và tâm hồn đều mệt, giống như một “người dây cót”, cố gắng vận hành, duy trì trật tự sinh hoạt thường ngày, nhưng thứ bạn nhận được lại là sự tích tụ và mất ngủ.

Sáng thức giấc, vừa mở mắt ra đã cảm thấy mệt lử. Ngày mới, mệt mỏi mới. Lúc tối về nhà, thấy hình như mình không làm gì cả, nhưng vẫn cảm thấy mệt bã người, như thể cả cơ thể lẫn tâm hồn bị rút cạn.

Chẳng dễ gì mới có ngày cuối tuần để nghỉ ngơi, nhưng bỗng chẳng biết phải làm gì, rồi thì lướt web, chơi game một cách vô vị, nhưng không làm sao thấy thoải mái và nghỉ ngơi hoàn toàn được.

Chúng ta thường rơi vào những khoảng thời gian giống như vậy. Rõ ràng bạn không làm gì cả, nhưng cơ thể và tâm hồn đều mệt, giống như một “người dây cót”, cố gắng vận hành, duy trì trật tự sinh hoạt thường ngày, nhưng thứ bạn nhận được lại là sự tích tụ và mất ngủ.

Các nhà khoa học gọi đây là “Hội chứng mệt mỏi mãn tính”: Cảm giác mệt mỏi của người bệnh kéo dài ít nhất sáu tháng, đồng thời khả năng hoạt động bình thường chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Phần lớn trong chúng ta không hề chạm đến mức độ nghiêm trọng như vậy, nhưng cảm giác mệt mỏi vẫn luôn bám riết không tha.

Rõ ràng cả ngày chỉ ngồi chơi, chẳng làm gì cả, nhưng lại thường xuyên đau đầu, cơ bắp nhức mỏi, thậm chí tinh thần ủ dột, gặp trở ngại về trí nhớ; cho dù đang ở thời gian nghỉ ngơi, nằm trên giường, song vẫn cảm thấy uể oải mệt mỏi đeo bám như hình với bóng.

Đối với mỗi người khác nhau, cảm giác mệt mỏi bạn cảm thấy có thể phân chia thành hai loại khác nhau dưới đây.

1. Có một thứ gọi là cảm giác "mệt mỏi trống rỗng”

Sự mệt mỏi của chúng ta thường xuất hiện khi não đang trống rỗng, lúc đang ở trạng thái nghỉ ngơi. Mặc dù ở vào trạng thái trống rỗng chúng ta không suy nghĩ bất cứ thứ gì, nhưng cảm giác trống trải, vô lực và vô nghĩa lại cuốn sạch tâm hồn ta.

Chúng ta thấy tinh thần suy sụp, chán nản, nhưng không biết phải làm sao để xoá bỏ sự mệt mỏi. Loại mệt mỏi trống rỗng này thường được thể hiện ở hai kiểu.

Một kiểu là muốn làm gì đó ý nghĩa, thực hiện một vài mục đích, song không thể đạt được. Những thứ này thường rất cụ thể, ví dụ muốn mua nhà mua xe, nhưng nhận ra số dư tài khoản không đủ; bạn muốn thăng cấp được tăng lương hoặc là làm công việc khác, nhưng nhận ra mình chỉ được chọn làm việc kia; bạn muốn đạt được vị trí cao hơn, nhận được những "offer" lí tưởng, nhưng nhận ra sức cạnh tranh của mình không đủ. Sau khi mong không được, bạn chỉ đành rơi vào hố sâu bất lực thăm thẳm.

Kiểu còn lại thì giống như mãnh liệt xong chợt vụt tắt, thường xuyên xuất hiện sau chuỗi ngày tất bật. Khi chúng ta hoàn thành xong nhiệm vụ, bỗng nhiên được thong thả nghỉ ngơi, nhưng lại bị cảm giác trống trải vô cùng lớn xâm chiếm, không biết nên làm gì vào khoảng thời gian rảnh rang thì mới có thể sử dụng thời gian một cách ý nghĩa, thực hiện ngơi nghỉ một cách có giá trị. Cho nên bạn chẳng suy nghĩ gì cả, giết thời gian bằng một số hoạt động mình không được cho phép.

Không làm gì nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi? Đã đến lúc bạn nên đặt câu hỏi về sức khỏe và tinh thần của chính mình - Ảnh 1.

2. Mệt mỏi vì “quá nhanh quá nguy hiểm"

Loại mệt mỏi tư duy lao nhanh là chỉ cơ thể chúng ta đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi, nhưng não không hề trống rỗng mà lại ở trạng thái bị “dựng dậy” - sốt ruột không yên, đầu không ngừng quay đảo điên. Cho dù cả tay lẫn đầu không có việc gì để làm, nhưng dường như vẫn ở trạng thái sẵn sàng chuẩn bị giải quyết nhiệm vụ bất cứ lúc nào, đề phòng sự xuất hiện của vấn đề mới.

Não không ngừng xoay chuyển cũng sẽ dẫn đến hai kiểu hình thái mệt mỏi.

Một kiểu là suy nghĩ dồn dập, lúc nào cũng cảm thấy trong đầu có một trình tự đang xoay chuyển không ngừng, còn bạn thì lại không hiểu nó đang xoay chuyển chuyện gì, làm sao để dừng nó lại. Trước khi ở vào kiểu trạng thái này, bạn thường hoạt động não quá nhiều.

Kiểu thứ hai là bạn biết lý do tại sao não mình không ngừng hoạt động, nhưng vẫn không thể ngăn chặn tình trạng này xảy ra. Thông tin xung quanh làm ứ đọng não bạn, còn bạn thì lại thiếu sự nhận biết ổn định của riêng mình, cứ luôn ở vào trạng thái “nạp vào”, không thể giải quyết những thông tin phức tạp này dựa vào chính mình.

3. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là từ đâu?

Rất nhiều lần, mệt mỏi uể oải sẽ xuất hiện theo cách căng thẳng, dù lúc đó bạn không bận rộn, nhưng không thể thoát khỏi hoàn toàn trạng thái bận rộn trước đấy.

Giáo sư Jacobson chỉ ra, con người bị căng thẳng là do năng lượng bị tiêu hao quá mức. Ông so sánh việc sử dụng năng lượng với kinh doanh, nguồn vốn của một cửa tiệm là có hạn. Cho nên nếu giá thành nguyên liệu quá cao thì sẽ lâm vào căng thẳng nguồn tiền.

Vì thế dù ngoài mặt không hoạt động quá độ, nhưng cơ thể con người vẫn tồn tại rất nhiều căng thẳng, có thể dễ dàng nhận thấy sự tiêu hao năng lượng của chúng ta, ngoài công việc và học tập cần phải “dùng não”, thì những thông tin, môi trường vốn dĩ đơn thuần cũng bị trò chơi kích thích bùng nổ thay thế.

Lượng thông tin mạng ồ ạt thường ngày đã o ép cuộc sống thường ngày của chúng ta trong một cái kén ngột ngạt, chúng ta không ngừng tiếp nhận những thông tin nóng về dịch bệnh, hay vô vàn những chuyện khác. Cho dù bạn đang trong thời gian nghỉ ngơi, nhưng bộ não bạn lại không có lấy một giây yên bình. Rất nhiều người luôn hi vọng có được một phút giây thư giãn giữa những khuấy động, hối hả ngoài kia, song thực tế là, năng lượng liên tục bị tiêu hao không ngừng trong tình trạng quá tải thông tin thời gian dài.

Trên một mức độ nào đó có thể nói rằng mệt mỏi uể oải là một dạng bệnh “thời hiện đại”.

Trong quá trình công nghiệp hoá quy mô lớn, chúng ta đã trở thành những cây ốc vít, dần dần rời xa tính chủ động và tính sáng tạo của riêng mình, mà chỉ đóng vai trò góp mặt cho đủ nhu cầu sản xuất. Cơm áo gạo tiền, những nhu cầu mua sắm tiêu dùng đã trở thành một dạng áp lực, giống như chỉ có không ngừng “sở hữu”, thì mới có thể đạt được sự bình lặng của tâm hồn, để từ đó cảm nhận sự tồn tại của bản thân. 

Chúng ta xem mình như một công cụ, dấn thân vào guồng quay của hiệu suất cao, nhưng lại lạc lối trong nhịp sống của xã hội, mất đi kết nối với chính mình, trở thành một người bị chi phối bởi những quy tắc của công việc, của xã hội.

Chúng ta trông có vẻ tự do hơn, được tự đưa ra các lựa chọn, nhưng lại nhận ra mình chỉ đang sống trong những tiêu chuẩn của xã hội, dù tinh thần rệu rã cơ thể kiệt quệ cũng chẳng thể thực hiện được một mục tiêu bất kì được xã hội chấp nhận. Cuối cùng cơ thể và tâm hồn rời rạc, không thể cảm nhận được nhu cầu thật sự trong sâu thẳm tâm hồn mình, cũng không quan tâm đến những tín hiệu mệt mỏi mà cơ thể đang cảnh báo, bị nhấn chìm vào sự uể oải trong phạm vi lớn hơn nữa.

Theo như Alain Ehrenberg, sự mệt mỏi là một kiểu trạng thái do những con người hiện đại “bị chôn vùi trong tự do" (overwhelmed by freedom). Song kiểu tự do này không phải là tự do thực sự. Chúng ta bị trói buộc, kỷ luật trong những tiêu chuẩn của xã hội, nhìn thì giống như có quyền tự do lựa chọn, nhưng thật ra chỉ đang ở trong một mục tiêu sống được xã hội chấp thuận, chúng ta ngày càng rã rời vì cuộc sống trong chính quá trình rượt đuổi mục tiêu.

Chính vì chúng ta gói gọn cuộc sống thành một tiêu chuẩn nào đó, càng lúc càng không thành thật với suy nghĩ của chính mình, nên chúng ta mới cảm thấy mệt mỏi và uể oải không dứt.



Theo Bùi Thảo

Báo Dân Sinh

Trở lên trên