Không muốn đi làm sau dịp Tết? 5 cách giúp bạn thoát khỏi hội chứng hậu nghỉ lễ và gia tăng hào hứng với công việc
Đi làm sau lễ hội đã trở thành nỗi lo lắng của dân công sở. Làm thế nào để dân công sở có thể rũ bỏ sự ì ạch sau vài ngày chỉ ăn và chơi càng sớm càng tốt để quay trở lại cống hiến hết mình cho cuộc sống bình thường với tâm trạng vui vẻ?
- 26-01-2023Chuyên gia phong thủy nổi tiếng Hồng Kông (Trung Quốc) dự đoán vận may 12 con giáp: Tuổi Tỵ hưởng sung túc, tuổi Ngọ nhiều cơ hội mới, 2 tuổi này cần chú ý xung đột
- 25-01-2023Tỷ phú 66 tuổi từng giàu có nhất Nhật Bản: Đầu tư suốt hàng chục năm cuộc đời, mọi thành công của tôi đều dựa trên 7 nguyên tắc này
- 25-01-2023Yếu tố không ai ngờ, nhưng góp phần quan trọng vào thành công tương lai: Chính bạn vẫn đang sở hữu bấy lâu nhưng có thể chưa tận dụng
- 24-01-2023Đại gia Bến Tre 29 tuổi lái 'sương sương' 2 siêu xe giá trị bằng cả gia tài về quê ăn Tết: Soi profile mới ngỡ ngàng vì tuổi còn trẻ mà tài quá cao
- 22-01-2023Người sở hữu 6 yếu tố này được khoa học chứng minh có khả năng thành công cao bất ngờ trong tương lai: Giáo sư Stanford chỉ ra 1 phẩm chất quan trọng
Thiếu năng lượng, ám ảnh công việc, rối loạn giấc ngủ, chán ăn... Hội chứng hậu kỳ nghỉ lễ thực chất là một trạng thái tâm lý bình thường của hầu hết mọi người trong xã hội hiện đại, và nó là có thể phòng ngừa và điều trị được. Nguyên tắc cũng rất đơn giản. Dưới đây là một số phương pháp điều chỉnh cho bạn:
1. Thư giãn tinh thần
Sau kỳ nghỉ lễ dài bảy ngày, bạn nên hoàn thành công việc còn dang dở trong kỳ nghỉ một cách đơn giản nhất và càng sớm càng tốt, đừng trì hoãn, đừng để chúng kéo năng lượng của bạn xuống thêm. Bạn có thể viết một bản ghi nhớ kiểu ghi chú, liệt kê những việc chưa hoàn thành và những việc cần làm trong vài ngày đầu sau khi đi làm, như vậy bạn sẽ có một cái nhìn rõ ràng hơn, và khi nhìn nhận được bao quát nội dung công việc, bạn cũng sẽ cảm thấy có hướng đi và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
2. Hít thở sâu để đối phó với suy nghĩ "ngại đi làm"
Nhân viên văn phòng nên chấm dứt các loại hình giải trí càng sớm càng tốt, nắm bắt thời gian để tự điều chỉnh, ngủ và ăn điều độ, từ cuộc sống sinh hoạt đến thời gian làm việc và nghỉ ngơi đều cần có sự điều chỉnh tương ứng, bình tĩnh suy nghĩ về những việc nên làm sau khi đi làm, từ từ điều chỉnh tâm lý quay trở lại trạng thái làm việc.
Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng và tâm lý không tốt vì mệt mỏi với công việc, đừng lo lắng, bạn có thể uống một chút trà hoặc cà phê để tỉnh táo hơn, bạn cũng có thể tập hít thở chậm và sâu cứ sau một vài giờ, để sự lo lắng biến mất khỏi cơ thể, ngoài ra, hãy chợp mắt vào buổi trưa và cố gắng đi ngủ sớm vào buổi tối.
Ảnh minh hoạ
3. Xoa bóp, đi bộ, giải áp giải quyết rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi
Vui chơi xả láng trong kỳ nghỉ lễ dài ngày, thậm chí uống rượu, đánh bài thâu đêm sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học bình thường của cơ thể, gây rối loạn hệ thần kinh tự chủ, chứng "rối loạn giấc ngủ" sẽ tìm đến cửa nhà bạn. Có thể khắc phục điều này bằng cách nghỉ ngơi hoặc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, đi ngủ sớm dậy sớm, sinh hoạt có trật tự, đảm bảo ngủ đủ giấc.
Thường xuyên lao động trí óc trong thời gian dài sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, dẫn đến lượng máu và oxy cung cấp cho não không đủ, làm suy yếu chức năng bình thường của tế bào não, biểu hiện như chóng mặt, mất ngủ, mơ màng… Cách giải tỏa là để não thư giãn và nghỉ ngơi, bạn có thể xoa bóp đầu nhẹ, khi không thể tập trung thì có thể đi dạo hoặc làm việc vặt khác, nghe nhạc...
Nếu tinh thần mệt mỏi do áp lực của những ngày Tết, bạn nên cố gắng giảm bớt áp lực tâm lý. Nếu cảm thấy việc giảm bớt đã nằm ngoài khả năng của mình, bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý càng sớm càng tốt.
Trước khi đi làm có thể đi tắm, tắm rửa sạch sẽ có thể đào thải chất cặn bã từ quá trình trao đổi chất bề mặt cơ thể, làm giãn mao mạch, tiêu trừ mệt mỏi hiệu quả.
4. Vận động phù hợp để đối phó với chứng chán ăn
Hiện tượng "cả ngày không ngớt miệng", hở ra là ăn là điều thường thấy trong dịp Tết, tuy nhiên, ăn quá nhiều rất dễ đầy bụng, bụng ì ạch, và dẫn tới chứng biếng ăn tâm thần. Đối với những người mắc chứng biếng ăn tâm thần, có thể ăn những bữa ăn nhẹ hơn để chiếc bụng đầy được nghỉ ngơi, những người xung quanh cũng có thể kịp thời khai sáng, giải thích và động viên… Cách tốt nhất là tập một môn thể thao mà bạn yêu thích như đi bộ nhanh, chạy bộ, khiêu vũ, kéo dãn… Tập một số bài tập khiến tim đập nhanh và đổ mồ hôi, để cơ thể và tinh thần "vận động" và thèm ăn, khẩu vị cũng sẽ được điều chỉnh về trạng thái bình thường.
Ảnh minh hoạ
5. Thư giãn tưởng tượng để đối phó với "hội chứng du lịch"
"Hội chứng du lịch" là một chứng rối loạn tâm thần cấp tính thoáng qua xảy ra trong quá trình đi du lịch, biểu hiện lâm sàng của nó chủ yếu là rối loạn ý thức, hoang tưởng rời rạc, ảo giác hoặc rối loạn hành vi, những cảm giác này có thể xuất hiện trở lại sau khi về nhà. Nếu bạn sử dụng phương pháp thư giãn tưởng tượng, bạn sẽ có được một sự điều chỉnh tốt.
Đi đến một nơi yên tĩnh, nhắm mắt lại, tưởng tượng mình đang ngồi hoặc nằm ở một nơi đẹp đẽ, bắt đầu cảm thấy thư thái, toàn thân thả lỏng, hít thở sâu vài cái, cảm thấy năng lượng đã được truyền vào cơ thể mình, làm được điều đó, chúng ta sẽ cảm thấy sảng khoái và các triệu chứng sẽ dần biến mất.
Sau kỳ nghỉ lễ dài, đối mặt với công việc bận rộn, tin rằng nhiều người sẽ khó thích nghi trong một thời gian. Trên thực tế, hội chứng sau kỳ nghỉ lễ là một trạng thái tâm lý bình thường mà hầu hết con người hiện đại đều sẽ mắc phải, chỉ cần biết cách điều chỉnh và chăm sóc sức khỏe, chúng ta sẽ có thể trở lại trạng thái như trước kỳ nghỉ lễ trong vòng một tuần hoặc lâu hơn một chút.
Thể thao & văn hóa