Không ‘ngoa’ khi nói Mark Zuckerberg là 1 trong những người khôn ngoan nhất thế giới, nhìn 3 chiến lược ông chủ Facebook áp dụng là đủ hiểu!
Mark Zuckerberg chắc chắn không hoàn hảo nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể học hỏi từ thành công của anh – người giàu thứ 5 thế giới hiện nay.
- 30-08-2021Sở hữu hàng chục tỷ đô, Mark Zuckerberg vẫn mua nhà thế chấp: Cách người giàu sử dụng ‘nợ’ để giàu hơn, không phải ai cũng biết
- 20-01-2021Không chỉ Mark Zuckerberg, Elon Musk ‘cà khịa’ với 3/4 người trong nhóm 5 tỷ phú giàu nhất hành tinh gồm cả Jeff Bezos và Bill Gates
- 07-08-2020Tài sản Mark Zuckerberg vượt 100 tỷ USD ở tuổi 36
Mark Zuckerberg là cái tên không còn xa lạ với hàng tỷ người trên thế giới bởi anh là người tạo ra Facebook - mạng xã hội khổng lồ hiện có khoảng 2,8 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (hơn 1/3 dân số thế giới).
Ngoài ra, Facebook còn sở hữu 2 ứng dụng đình đám khác là WhatsApp và Instagram với lượng người dùng hoạt động hàng tháng lần lượt là 2 tỷ và 1,3 tỷ. Với những con số ấn tượng như vậy, sẽ không "ngoa" khi nói rằng Zuckerberg là một trong những người khôn ngoan nhất thế giới khi biến startup ra đời trong phòng ký túc xá Harvard thành đế chế công nghệ hàng đầu như hiện nay.
Dưới đây là 3 chiến lược mà tỷ phú giàu thứ 5 thế giới áp dụng để biến Facebook thành thương hiệu toàn cầu:
Thực sự tin tưởng tầm nhìn của mình
Sẽ dễ dàng hơn để thành công và tác động tích cực đến thế giới khi bạn lạc quan và thực sự tin tưởng vào điều mình đang làm. Zuckerberg từng nói: "Trên đời có 2 kiểu người: người lạc quan và người bi quan. Người bi quan thường đúng nhưng người lạc quan lại thường thành công. Nếu bạn nghĩ rằng ý tưởng của mình khả thi, hãy tìm cách để nó thành hiện thực. Ngay cả khi mắc sai lầm sau bị mọi người nghi ngờ, bạn vẫn cần giữ vững lòng tin".
Zuckerberg có niềm đam mê, sự cống hiến và đạo đức làm việc đáng kinh ngạc để biến Facebook thành gã khổng lồ công nghệ như hiện nay. Trong khi bạn bè đi ăn uống, tiệc tùng, anh thường ở trong phòng ký túc xá và viết code cho website đến tận sáng.
Bài học rút ra: Nếu muốn xây dựng thương hiệu toàn cầu, bạn cần tin vào chính mình.
Để Facebook "hữu xạ tự nhiên hương"
Zuckerberg không cần thuyết phục bất kỳ ai rằng họ nên lập tài khoản Facebook, WhatsApp hay Instagram. Giá trị lớn nhất của những nền tảng này là cho phép người dùng kết nối với mọi người, từ gia đình, bạn bè đến đồng nghiệp… trên khắp thế giới, hoàn toàn miễn phí.
Tất nhiên, các ứng dụng trên không hoàn hảo và từng hứng chịu chỉ trích của người dùng vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng chúng đang là một phần không thể thiếu trong việc giao tiếp hàng ngày của hàng tỷ người trên thế giới.
Vài năm gần đây, Facebook đã mở rộng đến nhiều quốc gia hơn nữa trên thế giới để tăng khả năng kết nối của mọi người, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu như hiện nay.
Bài học rút ra: Để tạo ra thương hiệu toàn cầu, nó cần có sức hấp dẫn rộng rãi. Khi xây dựng được sản phẩm khiến mọi người cảm thấy muốn dùng, bạn đã thành công.
Ưu tiên trải nghiệm người dùng
Theo dữ liệu của Reuters, quảng cáo là hoạt động đem lại nguồn thu chính cho Facebook. Quý II năm ngoái, doanh thu của công ty đã tăng 10% lên 18,3 tỷ USD do mọi người ở nhà và lướt Internet nhiều hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nhanh chóng chuyển sang hình thức bán hàng trực tuyến.
Người dùng lướt Facebook càng lâu, công ty càng kiếm được nhiều tiền vì họ hiển thị nhiều quảng cáo hơn trong newsfeed của người dùng. Do đó, từ góc độ tài chính, hoàn toàn có thể hiểu được tại sao Zuckerberg luôn chú trọng cải thiện trải nghiệm người dùng. Đến nay, Facebook đã triển khai thêm nhiều tính năng mới so với thời kỳ đầu (hội nhóm, story…) để giữ chân người dùng.
Bài học rút ra: Hãy luôn tìm cách tối ưu hóa sản phẩm/dịch vụ để nâng cao trải nghiệm khách hàng, nếu không, họ sẽ tìm đến những lựa chọn thay thế khác.
Dù yêu thích hay không ưa Zuckerberg, thật khó để phủ nhận rằng thành công của tỷ phú 37 tuổi là ví dụ rõ ràng về việc bạn có thể làm gì để xây dựng một công ty toàn cầu.
Đầu tiên, hãy tin vào chính mình để người khác có thể tin vào bạn. Thứ hai, hãy phát triển sản phẩm tốt đến nỗi không cần quảng bá nhiều nhưng ai cũng muốn trải nghiệm. Và cuối cùng, hãy tìm mọi cách để cải thiện trải nghiệm người dùng.
Mark Zuckerberg và Facebook chắc chắn không hoàn hảo nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể học hỏi từ thành công của họ!
Nguồn: MD
Doanh nghiệp và tiếp thị